Theo như cuộc họp của Liên Hiệp Quốc diễn ra sau khi những h́nh ảnh khủng khiếp tại Bucha được công bố, gây chấn động vào chiều ngày 07/04/2022, tại New York, 193 thành viên Liên Hiệp Quốc tham gia cuộc họp biểu quyết về đề xuất của Mỹ loại Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền. Quân đội Nga bị cáo buộc chà đạp nhân quyền « một cách trắng trợn và có hệ thống » khi tấn công thường dân Ukraina.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Linda Thomas-Greenfield, phát biểu trước Hội Đồng Bảo An, New York, Hoa Kỳ, ngày 5/4/2022. REUTERS - ANDREW KELLY
Để có hiệu lực, dự thảo nghị quyết của Hoa Kỳ phải được 2/3 trong số 193 thành viên Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu thuận. Hăng tin Anh lưu ư, phương Tây tin tưởng là sẽ đạt được số phiếu tối thiểu này để tạm thời khai trừ Liên Bang Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại Genève, Thụy Sĩ.
Theo lời đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, Linda Thomas-Greenfield, đây là một thông điệp mạnh mẽ cảnh cáo Matxcơva không thể vừa đánh trống vừa thổi c̣i, vừa vi phạm các quyền cơ bản của con người, nhưng đồng thời vẫn có tiếng nói trong Hội Đồng Nhân Quyền.
Vẫn theo Reuters, trước giờ biểu quyết, phía Matxcơva đă trực tiếp đe dọa các nước thành viên trong định chế đa quốc gia này : quyết định bỏ phiếu thuận để khai trừ Nga và kể cả trong trường hợp không tham gia cuộc biểu quyết chiều nay, sẽ được hiểu như một hành động « không thiện cảm » với nước Nga và kèm theo đó là những hậu quả trong bang giao với Matxcơva.
Từ khi Nga đưa quân xâm lược Ukraina, Liên Hiệp Quốc đă hai lần thông qua nghị quyết, với đa số áp đảo, lên án Nga tấn công Ukraina và đ̣i điện Kremlin rút quân khỏi nước láng giềng. Nga hiện là một trong số 47 thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền. Nhiệm kỳ ba năm của Hội Đồng Nhân Quyền khóa này hiện đă bước sang năm thứ nh́.