Trên thực tế, không có cơ sở khoa học nào chứng minh rằng gà mái gáy mang lại điềm xấu, nhưng...
Gà là một trong những loài động vật được con người thuần hóa sớm nhất. Thông qua việc truy t́m nguồn gốc di truyền, những con gà nhà hiện đại được phát hiện đă từng thuần hóa ở khu vực Đông Nam Á cách đây ít nhất 8.000 năm.
Hiện nay, gà là loài chim phân bố rộng răi và có dân số đông đúc nhất trên thế giới. Tính đến năm 2018, có hơn 23,7 tỷ con gà đang sống trên thế giới và con số này không ngừng tăng lên. Con số đó có thể thể hiện sự thành công, hoặc cũng có thể chính là nỗi buồn của giống loài này.
Thành công, là việc gen của chúng đă được nhân rộng hơn bao giờ hết. Đáng buồn thay, chúng thường bị nuôi nhốt trong các trang trại quanh năm, để đẻ trứng và sau đó làm thịt.
Dẫu sao, không thể phủ nhận rằng gà là loài gia cầm có dân số đông đúc nhất và chúng liên quan mật thiết đến cuộc sống của chúng ta.
Tuy nhiên, cũng v́ gà có quan hệ quá gần gũi với loài người nên chúng ta thường quan sát thấy một số hành vi bất thường ở chúng, chẳng hạn như việc một số con gà mái gáy mà không rơ lư do.
Theo quan niệm dân gian ở nhiều nước châu Á, "gà mái gáy" là biểu hiện của việc "âm dương hỗn loạn", là một dấu hiệu và điềm báo sắp có chuyện xấu xảy ra.
Thậm chí, có nơi c̣n phân biệt cụ thể theo từng giờ giấc mà con gà mái gáy. Ví dụ gáy vào canh một là sẽ có hỏa tai, gáy vào canh hai sẽ có trộm cướp. Có nơi c̣n cho rằng nếu gà mái gáy một tiếng ngắn, làng sẽ bị đạo tặc, c̣n nếu tiếng gáy kéo dài, chính chủ nhân sẽ bị tai họa.
Và không quá khó để đoán được điều ǵ sẽ đến với những con gà mái biết gáy đó. Cho dù chủ nhân của nó không muốn, với những tiếng x́ xào bàn tán và vô số câu chuyện phiếm không hay, con gà mái thường sẽ bị giết và ăn thịt chỉ trong ṿng một, hai ngày sau khi cất tiếng gáy.
Nếu đă từng một lần nghe được tiếng gà mái gáy, bạn có lẽ sẽ khó có thể quên được. Đó không phải là tiếng gáy to giống gà trống, mà nó hơi giống như bị mắc nghẹn. Tiếng gáy đôi khi cũng thể kéo dài, nhưng phần kết thúc của nó thường rất ngắn gọn, chứ không dai dẳng và âm vang như tiếng gà trống gáy.
Tại sao gà mái gáy?
Vấn đề được cho là nằm ở tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh của loài gà. Về cơ bản, sau vài tháng, những con gà con sẽ đến thời điểm trưởng thành. Lúc này, gà mái có thể đẻ trứng và không bị giết thịt, c̣n gà trống thường bị làm thịt ngay sau đó không lâu. Điều này gây ra t́nh trạng thường không có gà trống trong một đàn gà.
Và theo ghi nhận của nhiều người, t́nh trạng gà mái gáy thường xảy ra ở những đàn gà không có gà trống.
Gà là loài động vật có tổ chức xă hội. Tức là bất kỳ một nhóm nào cũng sẽ có thứ tự vượt trội, hơn kém nhau. Về cơ bản, con đầu đàn thường là con gà trống lớn, rồi đến con gà trống thứ hai.
Điều này mang lại sự phân chia quyền lực. Ví dụ về thức ăn, gà trống đầu đàn sẽ được ưu tiên tuyệt đối, và nó có thể mổ các thành viên khác tùy ư. Và một số nghiên cứu đă phát hiện ra rằng thứ tự gáy của gà trống cũng có liên quan đến thứ tự xếp hạng quyền lực này trong bầy.
Thứ tự hơn kém này đă được thiết lập kể từ khi xuất hiện một bầy, nhưng khi không có một con gà trống nào trong một bầy, mối quan hệ ưu việt và thấp kém này sẽ phải được thiết lập lại.
Vào thời điểm này, một số con gà mái sẽ học các hành vi của gà trống, bao gồm cả tiếng gáy. Do đó, mục đích của việc "gà mái gáy" chính là muốn thiết lập lại vị trí của chúng trong đàn.
Mỗi khi một con gà mái gáy, nó đang muốn khẳng định quyền thống trị của ḿnh đối với phần c̣n lại của bầy cũng như thiết lập lănh thổ của riêng ḿnh - giống như cách một con gà trống thường lănh đạo. Đáng tiếc, dưới góc nh́n của con người, đây lại bị coi là điềm gở và nó trở thành "tiếng gáy báo tử" cho chính con gà mái đó.
Gà mái biến thành gà trống
Ngoài bắt chước gà trống này, có một t́nh huống khác phổ biến khác là gà mái thực sự biến đối trở thành gà trống.
Nếu để ư, trong cả đàn gà, bạn có thể thấy thường có một số gà mái “nam tính” hơn. Những con gà mái này sẽ mọc mào ( mặc dù không đặc biệt rơ ràng ), không thích đẻ trứng cho lắm, và mọc ra những chùm lông sặc sỡ giống gà trống.
Về cơ bản, mọi con con gà mái hầu hết đều sản xuất hormone của giống đực một cách tự nhiên kể từ khi được sinh ra. Và khi lượng hormone nhiều hơn mức b́nh thường, nó sẽ có một số đặc điểm và hành vi của gà trống.
Gà mái được sinh ra với hai buồng trứng, giống như con người. Buồng trứng bên trái sinh trưởng và phát triển, tạo ra tất cả các oestrogen mà gà mái cần để điều ḥa việc sản xuất trứng (hoặc tế bào trứng ở gà), được giải phóng vào ống dẫn trứng.
Mặt khác, buồng trứng bên phải không phát triển khi gà mái lớn lên. Nó ở trạng thái ngủ đông, rất nhỏ so với buồng trứng bên trái và hầu hết là không phát triển.
Nhưng nếu buồng trứng trái của gà bị tổn thương hoặc v́ một số lư do khác ngừng sản xuất lượng estrogen cần thiết, vấn đề chuyển hóa thành con đực sẽ xảy ra. Các nhà khoa học gọi hiện tượng chuyển hoá đực cái là “chuyển ngược tính biệt”.
V́ buồng trứng trái là nơi duy nhất sản xuất ra estrogen nên nếu không có nó, nồng độ estrogen của gà mái sẽ giảm xuống và mức testosterone (hoặc hormone đực) của nó sẽ tăng lên.
Tại thời điểm này, gà mái sẽ bắt đầu chuyển đổi sang các đặc điểm và hành vi của giống đực, tất nhiên là bao gồm cả tiếng gáy.
Tuy nhiên, con gà mái này sẽ không thực sự trở thành một con gà trống. Về mặt thể chất, nó vẫn là một con gà mái, và mức độ androgen của nó không đủ cao khi so với một con gà trống để khiến nó hoàn toàn trở thành một con gà trống.
Nhưng, có một điều thú vị là một khi buồng trứng bên trái của gà mái bị hỏng hoàn toàn và buồng trứng bên phải mở ra, nó sẽ phát triển một cơ quan sinh dục của giống đực. V́ vậy, những con gà mái này sẽ cố gắng giao phối với những con gà mái c̣n lại trong đàn.
Mặc dù, về mặt kỹ thuật, đây là cách một con gà mái biến thành gà trống, nhưng rất khó để một con gà mái tự nhiên trở thành gà trống. V́ vậy, trường hợp thường gặp nhất chỉ là "gà mái gáy" mà thôi.
Gà mái gáy có phải điềm gở, đáng bị giết không?
Trên thực tế, không có cơ sở khoa học nào chứng minh rằng gà mái gáy mang lại điềm xấu.
Nhưng, việc giết con gà mái đó là điều cần thiết.
Đầu tiên, con gà mái gáy này có xu hướng ít đẻ trứng hơn. Và bởi v́ nó sẽ hung dữ hơn, nó cũng sẽ ăn nhiều hơn, lấn vào phần của những con gà mái khác có thể đẻ trứng.
Thứ hai, một con gà mái như vậy sẽ trở nên ngày càng hung dữ. Nếu ở trong một bầy không có gà trống, nó thường đánh mổ những con gà mái khác. T́nh trạng này nếu để lâu dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến cả đàn, nên trừ khi có thể tách riêng ra để "nuôi báo cô" nó, th́ việc giết thịt sẽ là một lựa chọn dễ dàng hơn.
VietBF @ Sưu tầm