16 giờ ác mộng của cô gái Thượng Hải có xét nghiệm 'bất thường'. Sau khi có kết quả xét nghiệm “bất thường” Lu Jiaying bị đưa đến một khu cách ly tập trung ở Thượng Hải. Suốt chuyến đi, điều ước duy nhất của cô là “sống sót để rời khỏi nơi này".
Lu Jiaying, một nữ nhân viên công nghệ 34 tuổi ở Thượng Hải (Trung Quốc), chưa có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 và không gặp phải bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng vào 19h ngày 3/4, cô nhận được lệnh lên xe buưt đến một trung tâm cách ly hàng loạt.
Lu Jiaying, một nữ nhân viên công nghệ 34 tuổi ở Thượng Hải (Trung Quốc). Ảnh: Wall Street Journal.
Gần 16 giờ sau, cô Lu vẫn ở trên xe với bộ đồ bảo hộ kín từ đầu đến chân, không ăn uống hay thậm chí là đi vệ sinh. Cô là một trong những “nạn nhân” của đợt bùng phát dịch Covid-19 hỗn loạn nhất ở Thượng Hải và toàn Trung Quốc.
“Mong muốn duy nhất của tôi là sống sót rời khỏi nơi này”, cô nói với phóng viên Wall Street Journal lúc 8h30 sáng 4/4. Vài giờ trước đó, Lu đă đăng một bức ảnh lên mạng xă hội, với những giọt mồ hôi trên trán và hơi nước phủ kín tấm chắn bằng nhựa.
“Hoàn toàn bị bỏ rơi”
Chuyến xe buưt của Lu và hơn 20 hành khách khác cho thấy những khó khăn mà 25 triệu người dân Thượng Hải phải đối mặt trong những tuần gần đây. Cuộc sống của họ bị đảo lộn, trong khi các nguồn lực của thành phố bị “vắt kiệt” để thực hiện nhiệm vụ dập tắt Covid-19 ở bất cứ nơi nào có ca mắc.
Đối với cô Lu, rắc rối bắt đầu khoảng 2 tuần trước, khi khu dân cư nơi cô đang sống bị phong tỏa do nghi ngờ có ca mắc Covid-19.
Vào ngày 24/3, một quan chức y tế địa phương đă gọi điện và nói rằng xét nghiệm Covid-19 mà cô Lu thực hiện 2 ngày trước đó, cho kết quả "bất thường", v́ vậy, cô cần được kiểm tra lại. Tuy nhiên, quan chức này không giải thích điều "bất thường" là ǵ. Wall Street Journal không thể liên hệ với quan chức địa phương để yêu cầu b́nh luận.
Trong khi đó, ứng dụng di động chăm sóc sức khỏe của chính quyền Thượng Hải ghi nhận cả 4 lần xét nghiệm Covid-19 của cô Lu trước đó đều có kết quả âm tính.
Đến ngày 25/3, một người đàn ông tự xưng là nhân viên y tế địa phương gọi điện cho cô để “hướng dẫn cách vệ sinh cơ bản”. Cô Lu nhớ lại người đàn ông c̣n hỏi sao cô lại là phụ nữ trong khi danh sách ghi cô là đàn ông.
Chồng cô Lu được cho là đă tiếp xúc gần với một trường hợp nghi mắc Covid-19, do đó, anh được chuyển đến khách sạn cách ly lúc 1h ngày 26/3. Nhưng cô Lu không nhận được sự hỗ trợ từ chính quyền trong suốt 8 ngày tiếp theo, dù được báo có kết quả "bất thường".
“Tôi cảm thấy hoàn toàn bị bỏ rơi”, cô nói.
Đến tối 3/4, một quan chức địa phương đă yêu cầu cô chuẩn bị đến trung tâm cách ly. Người này nói mệnh lệnh “đến từ chính quyền trung ương”. Wall Street Journal không thể liên hệ với quan chức này để đưa ra b́nh luận.
Cô Lu mặc trang phục bảo hộ kín và mang theo một chiếc vali đầy những vật dụng cần thiết hàng ngày lên xe buưt, ḥa vào hàng dài những chiếc xe hướng đến Trung tâm Triển lăm Quốc tế Mới Thượng Hải, nơi được trưng dụng làm cơ sở kiểm dịch lớn nhất thành phố, với hơn 15.000 giường bệnh.
Thất vọng
Sau vài giờ chờ đợi, chiếc xe buưt bắt đầu đi xa hơn về phía đông. Nhưng điểm đến không phải là trung tâm triển lăm mà là một nơi giống như công trường xây dựng ở ngoại ô thành phố.
Hơn 20 hành khách, trong đó có một số người đang ho, đă ngủ cả đêm trên xe buưt. Cô Lu quá sợ hăi nên không thể ngủ được, cô lo lắng về bệnh hen suyễn và những đợt viêm phổi từng trải qua trước đây, và thực tế cô đă không thể sử dụng pḥng vệ sinh trong nhiều giờ.
Cô Lu đă liên lạc với cảnh sát nhiều lần, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Đừng quá xúc động”, theo bản ghi âm cuộc gọi được chia sẻ với phóng viên.
Đến 9h sáng 4/4, khoảng 14 giờ sau khi lên xe buưt, cô Lu và những hành khách khác lần đầu được phục vụ đồ ăn: Một bát cháo, sủi cảo và bánh bao. Nhưng lo sợ việc bỏ khẩu trang khi ở quá gần người khác, cô đă không mở hộp thức ăn của ḿnh.
Cô được đưa đến trung tâm cách ly lúc 10h50 sáng 4/4, gần 16 giờ sau khi lên xe buưt, và được đưa vào một pḥng có 3 chiếc giường xếp. Hai phụ nữ ở cùng cô Lu đều có kết quả xét nghiệm Covid-19 “bất thường”.
Hộp cơm được mang đến lúc 3h chiều, nhưng cô Lu không ăn v́ nghe người khác nói cơm đă bị mốc. Một t́nh nguyện viên đă nói rằng cô sẽ phải ở trong pḥng cách ly này một hoặc hai tuần.
Cô Lu chia sẻ không biết phải trút sự thất vọng vào ai, lưu ư rằng những người cô gặp trên đường đi - các quan chức y tế, cảnh sát, t́nh nguyện viên và tài xế xe buưt - dường như chỉ đang làm những ǵ họ phải làm. “Nhưng đây là hậu quả”, cô nói.
“Tôi luôn nghĩ Thượng Hải là nơi có người dân hiểu biết nhất, nhưng làm sao một con kiến có thể lay chuyển một cái cây lớn?”, cô nói với một phóng viên.
VietBF@sưu tập.
|