Dùng ấm siêu tốc để đun nước sôi quả thật rất tiện dụng, nhưng cũng cần tránh ngay cách làm sai khiến rước bệnh vào người.
Dùng ấm siêu tốc sai cách: Nhẹ gây suy thận, yếu tim; nặng rước ung thư cho cả nhà!
Thói quen tiêu cực từ sự tiện dụng của ấm siêu tốc
Ai cũng bảo phải “Ăn chín uống sôi” nên nhiều người mặc dù đã đun sôi nước một lần nhưng quên mất, để nguội và sau đó đun lại nhiều lần nữa để chắc chắn. Đặc biệt là khi dùng ấm siêu tốc - vừa tiện lợi vừa rẻ - thì việc này lại càng dễ dàng mắc phải. Thậm chí, có người cho rằng đun sôi nước nhiều lần sẽ làm nước sạch hơn.
Cùng với đó, nhiều loại ấm siêu tốc trên thị trường hiện nay có nhiều màu sắc vô cùng bắt mắt với giá chỉ vài chục nghìn nhưng có vỏ ngoài làm bằng nhựa chất lượng thấp. Hãy lưu ý rằng chỉ có những loại ấm siêu tốc được làm từ nhựa nguyên sinh thì mới có được khả năng chống nhiệt cao và không sinh ra các chất độc hại. Trong khi đó, những loại ấm được làm từ nhựa tái chế, không rõ nguồn gốc khi sử dụng trong một khoảng thời gian dài ở nhiệt độ cao sẽ gây nguy cơ ung thư rất cao. Không chỉ vậy, ruột bình kém chất lượng cũng sẽ khiến ấm nhanh chóng bị đóng cặn, sản sinh nhiều chất độc hại cho cơ thể.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Thanh Đảo (Trung Quốc) đã tiến hành một cuộc thử nghiệm để tìm hiểu về "việc sử dụng ấm điện để đun nước trong thời gian dài có gây hại cho sức khỏe con người hay không".
Các nhân viên đã chọn ngẫu nhiên các ấm điện từ 30 hộ gia đình, cũng như các mẫu nước từ nước máy, nước mưa và 14 ấm điện mới từ trung tâm mua sắm. Giá của các bình này dao động từ 100 nghìn đến 1 triệu, bao gồm thép không gỉ thông thường và thép không gỉ.
Kết quả là hầu hết các ấm điện trên thị trường về cơ bản là an toàn, miễn là nước sử dụng để đun đủ tiêu chuẩn là có thể yên tâm sử dụng sau khi đun sôi. Các nhà nghiên cứu kiểm tra thấy hàm lượng của các kim loại như niken và sắt không thay đổi đáng kể ở bất kỳ nhãn hiệu, giá cả hay chất liệu nào, dù là ấm điện cũ hay mới, trước khi đun, và sau khi đun trong 12 giờ.
Không nên đun sôi nước lại nhiều lần
Nhưng theo các chuyên gia này, vấn đề nằm ở sai lầm phổ biến mà hầu như ai cũng từng mắc đó là đun sôi lại nước đã được đun sôi trước đó. Lí do là vì mặc dù đun sôi nước khiến các hợp chất có hại bốc hơi nhưng sau đó nếu được tái đun sôi và giữ sôi trong thời gian dài thì sẽ lại tập trung các hợp chất có hại và không an toàn cho người uống.
Điều này sẽ làm các hợp chất có hại tích lũy lại, lượng oxy trong nước sẽ bị thay đổi. Đồng thời, đun nước lại làm cấu trúc hóa học của nước thay đổi, hình thành các chất độc như loride, nitrat, arsen v.v... Ngoài ra, đun nước nhiều lần có thể biến các chất khoáng có lợi cho sức khỏe thành các chất gây nguy hiểm.
1. Vấn đề tiêu hóa
Hàm lượng arsen (thạch tín) được hình thành chủ yếu trong quá trình đun nước nhiều lần hoặc nước để lâu ngày trong bình đun, bình chứa… Khi uống vào sẽ gây cho bạn những cơn đau dạ dày nhẹ, mà bạn không để ý đến, nhưng về lâu dài sẽ rất nguy hiểm. Ngoài ra, arsen còn dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.
2. Vấn đề thần kinh
Trong nước đun sôi nhiều lần còn chứa chất Flo ảnh hưởng đến thần kinh của con người. Nếu hàm lượng Flo được đưa vào người quá lớn sẽ dẫn đến giảm chỉ số IQ ở những bà mẹ mang thai.
3. Ảnh hưởng tim mạch và thận
Uống nước được đun đi đun lại nhiều lần có thể dẫn đến nguy cơ phát triển các vấn đề tim mạch và ảnh hưởng đến chức năng thận.
4. Tiềm ẩn nguy cơ ung thư
Nước đun đi đun lại sẽ hình thành nitrat, sau khi bạn uống vào cơ thể lâu ngày nitrat chuyển hóa thành nitric. Muối nitric làm hỏng các chức năng vận chuyển trong máu, làm tăng nhịp tim, hô hấp khó khăn, thậm chí có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Sau một thời gian chủ quan dùng ấm siêu tốc sai cách như thế này, cho dù có nhịn ăn chỉ uống nước cũng đủ gây ung thư, nhẹ thì suy thận, yếu tim - Ảnh 5.
Trong môi trường nhiệt độ cao, nitric chuyển thành nitrosamine là nguồn gốc mầm mống gây ra các bệnh về ung thư bàng quang, dạ dày, buồng trứng, bệnh bạch cầu...
Người dùng cần lựa chọn các thương hiệu uy tín, đảm bảo nguồn nước của mình là an toàn để sử dụng. Ngoài ra, nếu sau một thời gian, đáy ấm bị cặn dày không thể làm sạch, lòng ấm đổi màu hay vỏ ấm, nắp đậy bị hở, biến dạng, khi đun có mùi nhựa thì hãy thay chiếc mới. Uống nước sạch là một điều kiện tiên quyết để đảm bảo một cuộc sống khỏe mạnh.