Theo vua Phổ Nghi, cung nữ nhà Thanh đa phần đều sống cuộc đời bi kịch sau khi rời cung điện Tử Cấm Thành.
Nhà Thanh là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại được 267 năm. Ngày 12/2/1912, Hoàng đế Phổ Nghi đă chính thức thoái vị, kết thúc hàng ngàn lịch sử theo chế độ quân chủ của Trung Hoa.
Sau khi thoái vị, Phổ Nghi cùng hậu cung của ḿnh vẫn được lưu lại Tử Cấm Thành một thời gian nhưng cũng không lâu là phải rời đi. Điều đó có nghĩa là hàng ngàn người bao gồm thái giám, cung nữ, thị vệ,... đều bị đuổi khỏi cung, chỉ trừ một vài số rất ít người được chủ nhân giữ lại hầu hạ. Vậy số phận của những người hầu này sau khi rời khỏi cung điện tường cao rộng lớn, vốn rất tách biệt với thế giới bên ngoài như thế nào?
Ảnh chụp các cung nữ cuối thời nhà Thanh
Trong cuốn tự truyện Nửa đời trước của tôi kể lại quăng đời làm vua do chính Phổ Nghi viết, ông đă đề cập rằng hầu hết các cung nữ sau khi bị đuổi khỏi cung đều không ai dám kết hôn. Họ chủ yếu đều sống phần đời c̣n lại của ḿnh trong bi đát, nghèo túng chứ hiếm khi có trường hợp quay trở về làm thường dân ḥa nhập được với xă hội.
Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc - Phổ Nghi về thăm Cố Cung lúc cuối đời.
Trong khi các thái giám, thị vệ vẫn có thể đi làm các công việc lao động v́ có sức mạnh thể chất, các cung nữ th́ lại không dễ dàng như vậy. Chỉ một bộ phận rất nhỏ cung nữ c̣n trẻ trung, xinh đẹp, tháo vát và thông minh mới có thể đi làm các công việc b́nh thường, lấy chồng sinh con như bao phụ nữ khác.
Đă có nhiều người trở thành người lang thang phải sống bụi đời hoặc tiếp tục đi làm nô lệ cho nhà giàu. Dù ở trong cung hay ngoài cung, họ vẫn măi là người ở địa vị đáy cùng xă hội.
Có 2 nguyên nhân khiến cung nữ sau khi xuất cung thường không dám xuất giá. Thứ nhất là đa số những người này đều đă ở tuổi "quá lứa lỡ th́" để gả chồng. Dù có muốn th́ họ cũng khó t́m được người đàn ông muốn gắn bó với ḿnh. Nhưng dù sao đây vẫn là lư do "nhẹ nhàng" hơn nhiều.
Theo Hoàng đế Phổ Nghi - chủ nhân cuối cùng của Tử Cấm Thành, không ít cung nữ bị vô sinh hoặc khó sinh con do cơ thể đă suy nhược sau nhiều năm làm người hầu. Cung nữ khi ấy có một số "căn bệnh nghề nghiệp" chung rất phổ biến như bị khí trệ, ứ huyết, mạch nặng, đau giữa ngực và dưới sườn.
Cơ thể bị suy nhược, bệnh tật nhưng không được điều trị, cứ măi tiếp tục lao động nặng nhọc tiếp nên sức khỏe họ càng bị ảnh hưởng, thành bệnh măn tính. Đặc biệt là với chứng ứ huyết, phụ nữ rất khó sinh con. Mà trong quan niệm xă hội thời bấy giờ, phụ nữ không sinh con là tội lớn, hiếm có gia đ́nh nào chấp nhận. Đây chính là trở ngại lớn nhất ảnh hưởng tới việc xuất giá của họ.
Ảnh chụp một cung nữ đầu thế kỷ 20.
Sống trong cung với quá nhiều phép tắc hà khắc lâu ngày, nhiều người c̣n sinh bệnh tâm lư, sức khỏe tinh thần không ổn định. Bước ra ngoài Tử Cấm Thành tường cao cổng kín là một thế giới hoàn toàn mới với nhiều người phụ nữ vốn đă quen chôn chặt chân trong cung từ ngày c̣n nhỏ. Việc cựu cung nữ bị người bên ngoài coi thường, khinh rẻ cũng không phải là hiếm nên để có thể thành công tái ḥa nhập cộng đồng là rất khó.
Các cung nữ cuối cùng của Thanh triều chính là những nạn nhân của ḍng chảy lịch sử. Sống dưới thể chế phong kiến, các cung nữ không thể hưởng một cuộc sống của người b́nh thường. Nhưng ngay cả khi xuất hiện chế độ xă hội mới, họ cũng rất khó để ḥa nhập.
Vốn đă quen với việc bị người khác điều khiển, không biết lựa chọn, không thể tự quyết định vận mệnh của ḿnh, những người phụ nữ làm cung nữ ấy chỉ có thể bị ruồng rẫy trên con tàu lớn của lịch sử, bị bỏ lại phía sau măi măi.