Trong vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán”, ngoài ông Trịnh Văn Quyết đang gây sốt dư luận, CQĐT c̣n đang xác minh đối với cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan. Ngoài trụ sở FLC, nhà riêng ông Quyết, CQĐT đă tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các đối tượng liên quan.
Chiều 29/3, Bộ Công an đă phát đi thông báo về việc Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đă tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Tập đoàn FLC để điều tra về tội "Thao túng thị trường chứng khoán", quy định tại Điều 211 Bộ luật H́nh sự.
Rất đông cảnh sát được huy động đảm bảo an ninh trật tự tại trụ sở FLC - 265 Cầu Giấy, Hà Nội vào tối 29/3. Ảnh: Lê Dương
Khoảng 18h15 cùng ngày, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cũng chia thành nhiều mũi đă thi hành Lệnh khám xét nơi làm việc của ông Quyết tại trụ sở Tập đoàn FLC, địa chỉ 265 Cầu Giấy và nhà riêng ông Quyết tại Khu đô thị Mỹ Đ́nh 2, phường Mỹ Đ́nh 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Vẫn theo thông tin từ Bộ Công an, CQĐT đă tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các đối tượng liên quan đến vụ án nêu trên.
Cảnh sát làm việc tại trụ sở FLC tối 29/3. Ảnh: CAND
Trước đó, ngay sau việc ông Trịnh Văn Quyết "bán chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC trong phiên giao dịch ngày 10/1/2022, CQĐT đă lập tức vào cuộc điều tra, xác minh đối với Trịnh Văn Quyết và các cá nhân thuộc Công ty CP Tập đoàn FLC, Công ty CP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi "Thao túng thị trường chứng khoán", "Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".
CQĐT xác định, hành vi nêu trên của ông Quyết đă gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư , ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam và đủ yếu tố cấu thành tội "Thao túng thị trường chứng khoán".
Theo thông tin ban đầu, từ ngày 1/12/2021 đến ngày 10/1/2022, ông Trịnh Văn Quyết đă chỉ đạo các cá nhân có quan hệ gia đ́nh hoặc thân thiết điều hành nhân viên Công ty CP Chứng khoán BOS (Công ty CK BOS) và các công ty con, công ty vệ tinh sử dụng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thông đồng mua, bán chứng khoán với tần suất lớn, nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo.
Các tài khoản nêu trên đă tham gia 28/28 phiên giao dịch, đặt mua chiếm 12% tổng khối lượng đặt mua và khớp mua 2,84% tổng khối lượng khớp mua toàn thị trường; đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng đặt bán và khớp bán chiếm 12% tổng khối lượng khớp bán toàn thị trường.
Tại các phiên tăng giá, nhóm 21 tài khoản chứng khoán đặt mua với tổng khối lượng 77% tổng khối lượng đặt mua của nhóm. Tại các phiên giảm giá, nhóm đặt bán với tổng khối lượng 94% tổng khối lượng đặt bán của nhóm.
Mục đích đẩy giá chứng khoán FLC từ 14.650 đồng/cổ phiếu ngày 1/12/2021 lên giá 24.050 đồng/cổ phiếu (tăng 64%).
Sau đó, ông Trịnh Văn Quyết giao cho người thân trong gia đ́nh đặt lệnh bán 175 triệu cổ phiếu FLC và đă khớp lệnh bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC với giá 22.586 đồng/cổ phiếu nhưng không công bố thông tin trước khi giao dịch chứng khoán, với số tiền 1.689 tỷ đồng, thu lợi bất chính số tiền khoảng 530 tỷ đồng.
VietBF©sưu tập