Solomon sẽ kư thỏa thuận với Trung Quốc bất chấp phản đối từ Australia và New Zealand. Cách đây ít phút, lănh đạo quần đảo Solomon cho biết, thỏa thuận với Trung Quốc đă được thống nhất và chỉ c̣n chờ kư.
Sau khi thông tin ṛ rỉ trên mạng cho thấy quần đảo Solomon và Trung Quốc sắp kư thỏa thuận an ninh cho phép Trung Quốc đưa quân đến quốc đảo này, Australia và New Zealand đă bày tỏ sự quan ngại đối với chính quyền quần đảo Solomon. Tuy vậy, hôm nay (28/3), lănh đạo quần đảo Solomon cho biết, thỏa thuận đă được thống nhất và chỉ c̣n chờ kư.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội quần đảo Solomon ngày hôm nay, Thủ tướng Solomon Manneseh Sogavare cho biết, ông không muốn bị bắt buộc phải “lựa chọn bên” giữa các nước lớn. Thủ tướng Sogavare khẳng định “không có ư định tham gia vào bất kỳ cuộc cạnh tranh giành quyền lực địa chính trị nào” và nhấn mạnh, Solomon đang “đa dạng hóa quan hệ với các đối tác và điều này không có ǵ là sai trái” và việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự tại nước này không tạo thêm căng thẳng trong khu vực.
Thủ tướng Sogavare nhấn mạnh “thỏa thuận đă được hoàn thành và đă sẵn sàng để kư”. Đồng thời Thủ tướng Sogavare cũng tiết lộ, Solomon từng yêu cầu Australia xây dựng căn cứ hải quân tại nước này tuy nhiên Australia đă từ chối v́ cho rằng việc làm này không phù hợp với thỏa thuận quốc pḥng mà Australia đang có với Papua New Guinea.
Trước thái độ cứng rắn của chính quyền quần đảo Solomon, truyền thông Australia hôm nay cho biết, sáng nay Thủ tướng Australia Scott Morrison đă điện đàm với Thủ tướng New Zeland Jacinda Ardern đồng thời Australia đang thuyết phục Papua New Guinea và Fiji phản đối thỏa thuận an ninh mà Solomon đang chuẩn bị kư với Trung Quốc.
Australia bày tỏ lo ngại về thỏa thuận này v́ cho rằng nó có thể gây ra mất ổn định an ninh khu vực khi cho phép Trung Quốc được thành lập căn cứ quân sự tại quần đảo Solomon.
New Zealand cũng thể hiện sự quan ngại đối với thỏa thuận an ninh giữa Solomon và Trung Quốc khi cho rằng sự hiện diện của lực lượng quân sự Trung Quốc tại khu vực Thái B́nh Dương với lư do hỗ trợ an ninh là không cần thiết và hành động như vậy có thể dẫn đến khả năng quân sự hóa khu vực.
Tuần trước, trên mạng lan truyền bản dự thảo thỏa thuận an ninh, trong đó nói rằng Trung Quốc có thể cử cảnh sát và binh sĩ đến Quần đảo Solomon để bảo vệ công dân và lợi ích của các doanh nghiệp Trung Quốc. Dự thảo cũng cho phép tàu quân sự của Trung Quốc đến thăm và tiếp tế lương thực tại Quần đảo Solomon..
Thỏa thuận an ninh giữa quần đảo Solomon và Trung Quốc được ṛ rỉ sau khi quần đảo Solomon ngừng công nhận Đài Loan (Trung Quốc) vào năm 2019 để chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc. Một bộ phận dân chúng bất b́nh với quyết định này đă gây ra cuộc biểu t́nh bạo loạn tại thủ đô Honiara của quần đảo Solomon vào tháng 11/2021 làm 4 người thiệt mạng, nhiều ngôi nhà và cửa hàng trong khu phố của người Hoa bị đốt phá.
Sau vụ việc này, Trung Quốc đă cử một số cảnh sát đến Quần đảo Solomon để huấn luyện cảnh sát địa phương các kỹ năng ngăn chặn và trấn áp biểu t́nh bạo loạn. Ngoài ra, Trung Quốc đă cung cấp các thiết bị chống bạo loạn gồm khiên, dùi cui và các thiết bị phi sát thương để trang bị cho lực lượng cảnh sát địa phương./.
VietBF@sưu tập.
|