Các biện pháp trừng phạt quy mô lớn của phương Tây đối với một nền kinh tế có quy mô như Nga. Dẫn đến những thay đổi đáng kể và đau đớn trong hệ thống tài chính toàn cầu. Theo Foreign Affairs cho hay.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga sẽ đảo lộn trật tự thế giới
"Các nhà lãnh đạo phương Tây đã quen với việc áp dụng biện pháp trừng phạt chống lại các nước nhỏ, họ biết rằng cái giá phải trả đối với bản thân họ sẽ không đáng kể. Do đó, họ có ít kinh nghiệm và hiểu biết thực sự về hậu quả của cuộc đàn áp thực sự được áp dụng đối với một nền kinh tế lớn với các kết nối toàn cầu".
Ông lấy các lệnh trừng phạt chống lại Syria, Myanmar hay Venezuela làm ví dụ, và khẳng định rằng tầm ảnh hưởng của các quốc gia này đối với toàn thế giới là rất nhỏ. '
'Việc áp đặt các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran phải rất thận trọng để không gây ra xáo trộn trên thị trường dầu mỏ''.
Theo tác giả, các hạn chế có tác động đến nhiều cấp độ cùng một lúc: tác động phụ đối với các quốc gia và thị trường lân cận, tác động cấp số nhân từ việc rút các khoản đầu tư khỏi khu vực tư nhân, tác động leo thang dưới hình thức phản ứng đáp trả của Moskva, và hậu quả hệ thống đối với nền kinh tế toàn cầu.
Theo lời Mulder, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một quốc gia như Nga là không thể nếu không có chính sách bồi thường, và Mỹ nhận thức được điều này, nhưng không đủ nỗ lực để ngăn chặn tác dụng ngược của hạn chế. Cả cục diện khó khăn trên thế giới trước sự kiện ở Ukraina cũng ảnh hưởng đến tình hình. Như vậy, phương Tây chỉ làm trầm trọng thêm tình hình đang khó khăn.
''Cho dù việc phương Tây quyết tâm ngăn chặn Putin mạnh mẽ và chính đáng đến mưc độ nào, các nhà hoạch định chính sách phải nhận ra thực tế rằng cuộc tấn công kinh tế tổng lực sẽ gây ra áp lực đáng kể cho nền kinh tế toàn cầu''.
Mulder đưa ra kết luận: "kỷ nguyên của các biện pháp trừng phạt không tốn kém, an toàn, không gây đau đớn và có thể đoán trước được đã qua rồi và qua mãi mãi".