R5 Cao Thủ Thượng Thừa
Join Date: Oct 2009
Posts: 1,851
Thanks: 1,559
Thanked 2,981 Times in 1,029 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 253 Post(s)
Rep Power: 21
|
"MÁY NƯỚNG CUA" CỦA MỸ GIÚP UKRAINE BÁN SẮT VỤN
Một chuyện dí dỏm về chiến tranh hiện đai.
"MÁY NƯỚNG CUA" CỦA MỸ GIÚP UKRAINE BÁN SẮT VỤN
“Máy nướng cua” của binh sĩ Ukraine đối với xe tăng Nga.
Trước khi Putin ra lệnh cho quân đội Nga đưa quân xâm lược Ukraine, nhiều quốc gia có kho vũ khí cất giữ của NATO đă kịp chuyển giao đến quân đội Ukraine hàng ngàn hỏa tiển chống tăng Javelin do Mỹ chế tạo.
Qua thực tế chiến trường trong 4 ngày qua kể từ 24/02, mỗi quả Javelin khi bắn ra th́ một chiếc tăng Nga bị hạ gục nên binh sĩ Ukraine mới đặt cho nó một cái tên gần gũi là “máy nướng cua” (tмашина для гриля крабов).
Nga biết Ukraine đang sở hữu loại hỏa tiễn chống tăng Javelin nên đă gia cố mái che cho xe tăng để hạn chế loại này tấn công đột nóc từ trên xuống nhưng rồi những xe tăng Nga cũng đă hóa kiếp thành những chiếc “xe tang Nga” chứa xác những lính tăng Nga trong đó…
Javelin là một loại hỏa tiễn chống tăng di động có tên đầy đủ là FGM-148 Javelin. Cả một bệ phóng hỏa tiễn chống tăng này có thể được vác lên vai và bắn đạn đi mà không ảnh hưởng đến độ chính xác mục tiêu đă ngắm bắn. Sở dĩ đây là loại hỏa tiễn chống tăng hiện đại không chỉ do tính di động mà Javelin có cơ chế khóa mục tiêu tiên tiến theo kiểu “Bắn–Quên”, không cần dẫn đường bằng tia Laser hay dây cáp như hỏa tiễn di động thế hệ cũ, người sử dụng chỉ cần ngắm - khóa mục tiêu và bắn là có thể di chuyển vị trí chiến thuật ngay lập tức thay v́ phải đứng tại chỗ dẫn đường như thế hệ hỏa tiễn khác.
Hệ thống phóng hỏa tiễn vác vai này chỉ mất 30 giây để lắp đặt vào trạng thái sẵn sàng phóng hỏa tiễn, và mất 20 giây cho quá tŕnh nạp hỏa tiễn mới. Cự ly triển khai hỏa tiễn này là từ 75 mét cho đến tối đa 2.500 m (2,5km), hỏa tiễn có chế độ đánh trực diện nhằm mục đích tấn công mục tiêu có mái che hay tấn công máy bay trực thăng, và đối với xe tăng bọc thép th́ sẽ sử dụng chế độ đánh từ trên cao xuống để có thể tấn công vào khu vực giáp mỏng nhất của xe tăng.
Đạn hỏa tiễn của bệ phóng Javelin có tổng trọng lượng là 11,8kg, đây là loại hỏa tiễn 2 lần nổ với lần nổ đầu tiên là nổ nhẹ, việc này khiến một người lính b́nh thường kể cả phụ nữ có thể vác bệ phóng lên vai mà triển khai, hoặc với những môi trường chật hẹp trong nhà cũng dễ dàng triển khai chính xác, lần nổ mạnh thứ 2 giúp hỏa tiễn đạt độ cao và tốc độ triển khai đến mục tiêu. Hỏa tiễn có thể mang đầu đạn nặng 8,4kg (loại chống tăng HEAT) đi xa nhất 2.500 m và đầu đạn có khả năng xuyên giáp 600 mm.
Hỏa tiễn Javelin cũng có thể được dùng để tấn công máy bay trực thăng hay các phương tiện quân sự khác nữa, vào năm 2020 hỏa tiễn Javelin được cải tiến về trọng lượng và kích thước tối ưu hơn, hệ thống GPS kết nối mạng chiến đấu nội bộ, chế độ hoạt động quang-hồng ngoại giúp tối ưu khả năng tác chiến trong bóng tối và nhiều cải tiến khác nữa.
Nh́n một người lính Ukraine vác chuyển cho đồng đội trên người với 7 quả đạn Javelin với tổng trọng lượng gần 80 kg th́ mới thấy “sức mạnh của ḷng yêu nước” người dân Ukraine cũng như người lính của họ trước họa xâm lăng của Nga như thế nào!
Sau trận chiến này, những nhà thầu mua phế liệu sắt vụn nếu qua Ukraine có thể làm ăn khấm khá đấy…
Đầu tiên ḿnh chưa hiểu cái chuồng gà hàn trên xe tăng Nga để làm ǵ. T́m hiểu măi mới biết để chống đạn Javelin bổ từ trên cao xuống. Nhưng có vẻ không ăn thua. Đă có khoảng 150 con xe tăng phơi xác, trong đó chủ yếu là T72. Đau nhất là có con không bị sứt một chút giáp nào, nhưng bị quân Nga bỏ lại do hết xăng. Một số khác th́ bị nông dân Ukraine ăn trộm, lấy máy cầy kéo về nhà chơi... 😂🙏🏻
Năng lực tên lửa chống tăng Javelin của Mỹ cung cấp cho Ukraine
Thứ Tư, 02/03/2022 16:53
Với chiều dài 1,2 mét, Javelin có thể được vận chuyển và bắn chỉ bởi một người lính duy nhất. Tuy nhiên, loại vũ khí do các nhà sản xuất Mỹ Lockheed Martin và Raytheon chế tạo có hỏa lực đủ để chọc thủng giáp xe tăng từ cách xa 2,5 km.
Những đặc điểm này đă khiến Javelin trở thành vũ khí được lựa chọn để đẩy lùi các cuộc tấn công của xe tăng trong không gian đô thị. Người điều khiển Javelin có thể bí mật tiếp cận và tấn công một mục tiêu trong bối cảnh đó. Lực lượng Ukraine đặt kỳ vọng vào các vũ khí này trong bối cảnh xe tăng của Nga đang di chuyển nhằm hướng Kiev từ ngày 1/3.
Vừa tháng 1 năm nay, Mỹ đă chuyển giao số vũ khí trị giá 200 triệu USD cho Ukraine, bao gồm 300 tên lả Javelin. Mới đây, hôm 26/2, Washington phê duyệt viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine sau khi Nga mở chiến dịch tấn công.
Trong nhiệm kỳ của Tổng thống Barack Obama, Mỹ đă không cung cấp Javelin cho Ukraine vào thời điểm Nga sáp nhập Crimea năm 2014. Nhưng dưới thời Tổng thống Donald Trump, Washington đă đảo ngược chính sách, quyết định trang bị vũ khí này cho Kiev.
Theo Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh Quốc tế Stockholm, chi tiêu quốc pḥng của Nga ở mức 61,7 tỷ USD vào năm 2020, xếp thứ 4 trên thế giới. Trong khi đó, Ukraine chỉ chi 5,9 tỷ USD cho quốc pḥng trong cùng năm.
Quân đội Nga có thể huy động 900.000 quân nhân tại ngũ trong khi Ukraine chỉ có 196.000 quân thường trực. Nga có 15.000 xe quân sự bọc thép, bao gồm cả xe tăng, gấp 5 lần con số mà Ukraine sở hữu.
Nói cách khác, về lư thuyết, Ukraine sẽ không thể kháng cự lại Nga nếu cả hai quốc gia áp dụng cùng một cách tiếp cận quân sự. Nhưng lúc này vũ khí hạng nhẹ tiên tiến, có thể gây sát thương đáng kể cho thiết bị của đối phương, đang là con át chủ bài của Kiev. Mỹ và các quốc gia châu Âu đă cung cấp cho Ukraine nhiều loại vũ khí như vậy.
Đức, và một số nước khác, đă quyết định cung cấp những vũ khí loại này, chẳng hạn như tên lửa đất đối không Stinger và tên lửa chống tăng vác vai. Anh được cho là đă cung cấp NLAW, hệ thống tên lửa chống tăng thế hệ tiếp theo được phát triển cùng với Thụy Điển.
Ba Lan đang chuẩn bị chuyển giao hệ thống tên lửa pḥng không di động sản xuất nội địa PZR Grom. Estonia, Latvia và Lithuania (Litva) cũng đă gửi tên lửa vác vai tới Ukraine.
Chú thích ảnh
Tên lửa vác vai FGM-148 Javelin được thiết kế để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép của đối phương. Ảnh: Frontier
Tuy vậy, theo Tướng Kiyofumi Iwata, Tham mưu trưởng Lực lượng Pḥng vệ Mặt đất Nhật Bản, sự hiện diện của tên lửa Javelin và các loại vũ khí hạng nhẹ khác không thể bù đắp cho khả năng quân sự vượt trội của Nga.
Tháng 6/1989, một hợp đồng trị giá 30 triệu USD nhằm nghiên cứu phát triển Javelin cho quân đội Mỹ đă được trao cho liên doanh gồm hai nhà thầu tiền thân của Raytheon và Lockheed-Martin. Javelin đă được thử nghiệm thành công vào năm 1994 và lô tên lửa Javelin đầu tiên được đưa vào biên chế từ năm 1996 thay thế tên lửa chống tăng M47 Dragon.
Javelin có tên đầy đủ là FGM-148 Javelin - là tổ hợp tên lửa chống tăng vác vai hoạt động theo nguyên lư "bắn và quên" hiện đại nhất hiện nay, vượt trội về cơ chế điều khiển hơn so với nhiều loại tên lửa, kể cả Kornet của Nga, có thể bắn từ vai người lính mà không cần giá phóng.
Tên lửa FGM-148 Javelin được thiết kế để tiêu diệt xe tăng, xe bọc thép của đối phương, nhưng cũng phát huy hiệu quả khi tấn công trực tiếp các ṭa nhà, công sự. Nó nặng 11,8 kg, dài 1,2 m, đường kính thân 127 mm, với tầm bắn hiệu quả từ 75 - 2.500 m, tầm bắn tối đa
Đầu đạn Javelin thuộc kiểu 2 đầu nổ chuyên phá giáp phản ứng nổ (ERA) được trang bị trên xe tăng hiện đại. Đầu nổ thứ nhất sẽ kích hoạt khối ERA bên ngoài để lộ ra lớp giáp chính của xe tăng để đầu nổ thứ hai xuyên phá với sức xuyên 650 mm thép đồng nhất.
Một điểm độc đáo là đầu đạn sử dụng chất nổ mạnh HEAT của Javelin tiêu diệt các xe tăng hiện đại bằng cách tấn công từ trên cao - nơi lớp giáp mỏng nhất, được thiết kế để giảm trọng lượng xe.
Tên lửa Javelin được Lục quân, Thủy quân Lục chiến Mỹ và Lực lượng đặc biệt Australia sử dụng với nhiều mục đích khác nhau và đă chứng minh hiệu quả trong cuộc chiến tranh Iraq năm 2003, trong các hoạt động chống phiến quân ở Afghanistan, cũng như các hoạt động tác chiến ở Syria.
Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo Nikkei, Military.
V́ sao tên lửa chống tăng di động Javelin của Mỹ hiện đại và đắt đỏ
Javelin là một loại tên lửa chống tăng di động có tên đầy đủ là FGM-148 Javelin. Cả một bệ phóng tên lửachống tăng này có thể được vác lên vai và bắn đạn đi mà không ảnh hưởng đến độ chính xác mục tiêu đă ngắm bắn. Sở dĩ đây là loại tên lửa chống tăng hiện đại không chỉ do tính di động mà Javelin có cơ chế khóa mục tiêu tiên tiến, không cần dẫn đường bằng tia Laser hay dây cáp như tên lửa di động thế hệ cũ, người sử dụng chỉ cần ngắm - khóa mục tiêu và bắn là có thể di chuyển vị trí chiến thuật ngay lập tức thay v́ phải đứng tại chỗ dẫn đường như thế hệ tên lửa khác.
Hệ thống phóng tên lửa vác vai này chỉ mất 30 giây để lắp đặt vào trạng thái sẵn sàng phóng tên lửa, và mất 20 giây cho quá tŕnh nạp tên lửa mới. Cự ly triển khai tên lửa này là từ 75 mét cho đến tối đa 2.500 m (2,5km), tên lửa có chế độ đánh trực diện nhằm mục đính tấn công mục tiêu có mái che hay tấn công máy bay trực thăng, và đối với xe tăng bọc thép th́ sẽ sử dụng chế độ đánh từ trên cao xuống để có thể tấn công vào khu vực giáp mỏng nhất của xe tăng.
Đạn tên lửa của bệ phóng Javelin có tổng trọng lượng là 11,8kg, đây là loại tên lửa liều phóng kép (2 tầng đẩy), với một liều phóng phụ nhỏ có tác dụng đẩy quả đạn khỏi ống phóng sau đó động cơ chính mới đánh lửa, việc này khiến một người lính b́nh thường có thể vác bệ phóng lên vai mà triển khai, hoặc với những môi trường chật hẹp trong nhà cũng dễ dàng triển khai an toàn chính xác, lần nổ chính giúp tên lửa đạt độ cao và tốc độ triển khai đến mục tiêu. Tên lửa có thể mang đầu đạn nặng 8,4kg (loại chống tăng HEAT) đi xa nhất 2.500 m và đầu đạn có khả năng xuyên giáp 600 mm.
Tên lửa Javelin cũng có thể được dùng để tấn công máy bay trực thăng hay các phương tiện quân sự khác nữa, vào năm 2020 tên lửa Javelin được cải tiến về trọng lượng và kích thước tối ưu hơn, hệ thống GPS kết nối mạng chiến đấu nội bộ, chế độ hoạt động quang-hồng ngoại giúp tối ưu khả năng tác chiến trong bóng tối và nhiều cải tiến khác nữa.
Bệ phóng tên lửa di động này là một món vũ khí đắt đỏ, riêng hệ thống bệ phóng có giá gần 200.000 USD, mỗi quả tên lửa có giá gần 100.000 USD. Có lẽ v́ sự đắt đỏ này mà hiện nay những nước đang được sở hữu nó cũng có số lượng khá hạn chế, ḿnh xem liệt kê ở Wiki th́ sở hữu nhiều nhất là Vương Quốc Anh với 850 bệ phóng và 9.000 quả tên lửa, kế tiếp là Ukraine với 377 bệ phóng và 1.200 quả tên lửa, Lithuania 144 bệ phóng và 871 quả tên lửa….
Bài viết được tham khảo từ: Army
|