Theo như vào hôm thứ Tư, 16/3/2022, được Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) hoan nghênh thỏa thuận giữa 4 nhà sản xuất dược phẩm chính về việc dỡ bỏ, trong một thời gian nhất định, quyền sở hữu trí tuệ đối với bằng sáng chế vac-xin Covid-19.

Ảnh minh họa. © REUTERS / Dado Ruvic
Thỏa thuận nhận được sự ủng hộ của Liên Hiệp Châu Âu, Ấn Độ và Nam Phi. Tuy nhiên, WTO vẫn cần có sự đồng thuận của một số quốc gia thành viên khác. Việc thực thi thỏa thuận cho phép chấm dứt tình trạng bất bình đẳng về vac-xin trên thế giới, các nước đang phát triển có thể sản xuất và phân phối vac-xin với giá thành rẻ hơn.
« Theo hãng thông tấn Reuters, văn bản dường như cho phép các quốc gia sản xuất vac-xin ngừa Covid-19, như là vac-xin của Pfizer và Moderna, mà không cần trả phí cho bằng sáng chế và trong thời gian từ 3 đến 5 năm. Cơ chế này chỉ liên quan đến các loại vac-xin mà không bao gồm các thuốc điều trị, và điều này khiến các tổ chức phi chính phủ như tổ chức Y Sĩ Không Biên Giới thất vọng. Tổ chức này đấu tranh cho việc dỡ bỏ hoàn toàn các quyền sở hữu trí tuệ. Một số quốc gia không được hưởng quy chế này, như Trung Quốc. Xuất khẩu của nước này chiếm 10% tổng số vac-xin Covid-19 toàn thế giới.
Tuy nhiên, điều này không ngăn cản lãnh đạo của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, bà Ngozi Okonjo-Iweala, nhận định rằng đây là một bước tiến quan trọng, trong khi các đàm phán dậm chân tại chỗ từ hơn 1 năm nay. Vấn đề là ở WTO, tất các quyết định phải có được sự đồng thuận, tức là tất cả các thành viên ủng hộ văn bản này. Tuy nhiên, hiện nay, một số nước như Anh và Thụy Sỹ không đồng ý. Các quốc gia có nhiều công ty dược phẩm đặt trụ sở phản đối bất cứ sửa đổi nào của hệ thống hiện hành. »