Kể từ khi đám cháy bùng lên vào tháng 5/1962, người dân trong thị trấn chỉ nghĩ đơn giản rằng nó sẽ nhanh chóng được dập tắt. Chẳng ai ngờ, 6 thập kỷ sau đó, mọi việc chưa dừng lại.
Từ một thị trấn phồn vinh trở thành hoang tàn chỉ trong chớp mắt
Thị trấn Centralia thuộc bang Pennsylvania, Mỹ, nằm trên những mỏ than đá lớn nhất thế giới. Vào năm 1856, mỏ than đầu tiên được khai thác tại đây. Kể từ đó, thị trấn Centralia ra đời, thu hút vô số người tới khai thác.
Chỉ trong một thời gian ngắn, thị trấn trở nên phồn vinh, nhộn nhịp, nhờ nền kinh tế chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp sản xuất than. Thời điểm đó, khoảng hơn 1.000 người sinh sống tại đây.
Từ một thị trấn nhộn nhịp, đến nay số cư dân bám trụ ở Centralia rất thưa thớt (Ảnh: AIT).
Do ảnh hưởng từ Thế chiến thứ nhất và cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán vào năm 1929 khiến sản lượng khai thác than tại đây giảm xuống trong vài thập kỷ tiếp theo. Các chuyên gia dự tính, thực ra, thị trấn có thể vượt qua cuộc khủng hoảng này. Nhưng điều kiến Centralia suy thoái hoàn toàn tới mức bỏ hoang như ngày nay là do kế hoạch tính toán thiếu chính xác trong việc dọn sạch băi rác của thị trấn.
Theo thông lệ, hàng năm thị trấn sẽ được dọn dẹp và đốt rác, chuẩn bị chào đón ngày lễ trọng đại. Tháng 5/1962, Hội đồng thị trấn đă họp thảo luận về băi rác mới.
Trước đó, Centralia đă xây một hố sâu với diện tích bằng một nửa sân bóng đá để giải quyết vấn đề đổ rác bất hợp pháp. Tuy nhiên, băi rác đă đầy và cần dọn dẹp trước Ngày Tưởng Niệm diễn ra hàng năm của thị trấn. Tại cuộc họp, các thành viên trong Hội đồng cùng đưa ra đề xuất: đốt bỏ băi rác.
Hành động tưởng chừng "vô hại" nhưng lại "tuyên án tử" cho thị trấn sầm uất này.
Giải mă ngọn lửa cháy suốt 60 năm không dập tắt
Ban đầu, sở cứu hỏa đă lót hố sâu bằng vật liệu chống cháy, ngăn ngọn lửa đốt vào ngày 27/5/1962. Sau khi băi rác trở thành tro, họ dùng nước tưới lên những cục than hồng c̣n sót lại.
Nhưng chỉ 2 ngày sau, cư dân bất ngờ thấy ngọn lửa bùng lên. Một tuần sau, vào ngày 4/6, đội cứu hỏa của Centralia bối rối không rơ ngọn lửa xuất phát từ đâu. Họ dùng máy ủi và cào để xới phần c̣n lại của chỗ rác đă đốt nhằm xác định vị trí nơi bắt nguồn của đám cháy.
Và cuối cùng, nguyên nhân đă được xác định.
Bên dưới băi rác chừng 90 m là một mỏ than chưa được khai thác. Các chuyên gia ước tính mỏ rộng khoảng 15 km2, dài 13 km. Khi ngọn lửa âm ỉ bên dưới ḷng đất đă lan từ từ khắp mỏ than. Những đường hầm dẫn tới mỏ than trở thành nguồn cung cấp không khí "nuôi dưỡng" ngọn lửa.
Mặt đường nứt toác v́ ngọn lửa bên dưới (Ảnh: Road).
Chỉ trong vài tuần, đám cháy lan ra khắp các ngơ ngách bên trong hầm mỏ dưới ḷng thị trấn. Nhiệt độ tại trung tâm mỏ than có thể lên tới 540 độ C.
Chẳng bao lâu, người dân bắt đầu phàn nàn về mùi khó chịu xuất hiện trong không khí. Hội đồng thị trấn đă cử đoàn thanh tra mỏ tới kiểm tra và xác định mức carbon monoxide xuất phát từ vụ cháy mỏ, đồng thời khẳng định "ngọn lửa không rơ nguồn gốc" đang bùng cháy phía dưới thị trấn.
Ngay lập tức, chính quyền địa phương đă họp và thảo luận để chấm dứt đám cháy càng sớm càng tốt, tiết kiệm chi phí nhất có thể. Trong lúc đó, hệ thống cảm biến phát hiện mức độ gây chết người của khí carbon monoxide thoát ra từ hầm mỏ. Bởi vậy, tất cả các khu mỏ ở thị trấn lập tức phải đóng cửa.
Nỗ lực dập tắt suốt 6 thập kỷ không thành công
Thịnh vượng chung Pennsylvania đă nhiều lần cố gắng ngăn chặn sự lan rộng của đám cháy Centralia, nhưng mọi nỗ lực đều không thành công.
Ban đầu, các nhà chức trách Pennsylvania lên kế hoạch đào khu mỏ để làm lộ đám cháy với hi vọng có thể dập tắt. Nhưng kế hoạch đào chỉ được một nửa phải dừng lại do cạn kiệt kinh phí.
Phương án thứ hai liên quan tới dập lửa bằng hỗn hợp đá nghiền với nước. Nhiệt độ bất thường vào thời điểm đó làm đường nước đóng băng. Phía công ty lo lắng về hỗn hợp sử dụng không thể lấp đầy hoàn toàn. Cuối cùng, dự án cũng cạn kiệt vốn sau khi vượt quá ngân sách gần 20.000 USD. Đến lúc đó, ngọn lửa đă lan rộng hơn 200 m.
Người dân c̣n trụ lại chấp nhận với việc sống chung với đám cháy (Ảnh: AIT).
20 năm sau kể từ thời điểm ngọn lửa bùng phát, người dân bắt đầu cảm nhận được sự ảnh hưởng quá lớn của ngọn lửa vĩnh cửu dưới ḷng đất. Họ ngất xỉu trong nhà v́ ngộ độc khí carbon monoxide. Cây cối bắt đầu chết dần, mặt đất thành tro bụi.
Tới năm 1983, Pennsylvania tiếp tục chi 7 triệu USD nhưng đám cháy vẫn không được dập. Cùng năm, chính phủ liên bang trích 42 triệu USD mua lại thị trấn, phá dỡ các ṭa nhà và tái định cư cho người dân.
Hiện nơi này là thị trấn ít người ở nhất tại Pennsylvania. Năm 2018, chỉ có 6 cư dân sống tại đây. Ngày nay, ngọn lửa vẫn tiếp tục lan rộng 23 m mỗi năm. Giới chuyên gia dự đoán đám cháy có thể vẫn tiếp tục bốc lên trong 250 năm tới.