Dù biết rằng ḍng chảy tiếp tế vũ khí của phương Tây đang giúp Ukraine kháng cự hiệu quả, Nga vẫn không có động thái ǵ để ngăn chặn điều này. V́ sao?
Mỹ và các đồng minh đang t́m cách giúp Ukraine ngăn chặn chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga trong khi tránh vượt qua lằn ranh đỏ có thể bị kéo vào cuộc xung đột trực tiếp với một cường quốc có vũ khí hạt nhân.
Đến hiện tại, Washington và các nước châu Âu đă hỗ trợ bằng việc cung cấp vũ khí, chia sẻ thông tin t́nh báo và viện trợ tài chính cho Kiev, cũng như áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga.
Những nỗ lực hỗ trợ Ukraine của phương Tây được đánh giá là vượt xa những ǵ Mỹ và các đồng minh cung cấp ở Afghanistan trước chiến dịch của Liên Xô năm 1979.
Sự can thiệp này được coi là bước vào vùng xám xung đột. Chống lại một quốc gia có vũ khí hạt nhân dù là trực tiếp hay gián tiếp cũng mang đầy rủi ro đến từ những tính toán sai lầm.
Các thảo luận về việc cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine từ kho máy bay thời Liên Xô của các nước NATO cũng là một dấu hiệu nhạy cảm.
Những khó khăn về vận chuyển, ai sẽ đưa máy bay và Nga sẽ phản ứng như thế nào là những câu hỏi lớn. Cùng với đó, nỗ lực mạo hiểm để làm vừa ḷng Kiev nhưng không mang lại hiệu quả cũng là điều cần cân nhắc xứng đáng.
Lo ngại về đối đầu trực tiếp cũng là lư do tại sao phương Tây từ chối lời đề nghị của Tổng thống Volodymyr Zelensky về áp đặt vùng cấm bay trên lănh thổ Ukraine, một bước đi có nguy cơ xảy ra đối đầu trực tiếp giữa các lực lượng phương Tây và Nga.
Tuy nhiên, cho đến lúc này, Nga cũng không cho thấy phản ứng quyết liệt trong việc ngăn ḍng chảy vũ khí từ phương Tây viện trợ cho Ukraine dù biết rằng điều này sẽ ngăn cản bước tiến của chiến dịch quân sự.
Hiện tại, các đợt vận chuyển vũ khí của phương Tây chủ yếu đi qua tuyến đường bộ bí mật ở biên giới Ba Lan và Ukraine.
"Người Nga đă giấu nhẹm sự thật rằng giữa cuộc chiến, Ukraine được các nước khác cung cấp thiết bị quân sự, một bước đi mà lẽ ra luôn bị coi là thù địch trong môi trường chiến sự", Jonathan Eyal, chuyên gia tại Viện Dịch vụ Hoàng gia ở London nói với NY Times.
Moscow cũng đă làm ngơ trước tất cả thông tin về các t́nh nguyện viên nước ngoài tham gia vào chiến sự.
Câu hỏi là tại sao?

Dễ mà khó, khó mà dễ
Giới phân tích nhận định rằng, lư do là bởi Nga suy nghĩ rằng có những động thái của phương Tây mà nước này có thể có thể chấp nhận và không thể chấp nhận.
Hiện tại, các động thái hỗ trợ của Mỹ và đồng minh chưa phải là điều gây lo ngại, trong khi phương Tây cũng tỏ ra thấu hiểu điều đó để không làm những ǵ quá mức có thể gây ra nguy cơ xung đột.
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định rơ, Nga sẽ coi bất kỳ quốc gia nào áp dụng vùng cấm bay sẽ được coi như một phần của cuộc xung - và phương Tây dường như đang lắng nghe.
Phillips O'Brien, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học St. Andrews ở Scotland, cho biết các đồng minh phương Tây muốn tránh rủi ro bước vào cuộc đối đầu trực tiếp với Nga khi nỗ lực áp đặt vùng cấm bay.
"NATO và Mỹ dường như đă chấp nhận rằng có một lằn ranh lửa đỏ trực diện" giữa họ và Nga mà bản thân sẽ không vượt qua. Lằn ranh đỏ này được giữ vững, c̣n những lằn ranh khác có thể xóa mờ".
Tuy nhiên, vấn đề là lằn ranh đỏ có thể thay đổi theo thời gian.
Ngược lại, một lư do khiến Nga không đe dọa hoạt động cung cấp vũ khí cho Ukraine có thể là v́ nước này biết rằng không thể đạt được kết quả như mong đợi. Nếu lực lượng Nga đi về phía tây và t́m cách cắt đứt các tuyến tiếp tế, nguy cơ xung đột trực tiếp giữa Nga và NATO cũng tăng lên.
Mặt khác, nếu NATO có một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga, rất khó để biết mọi thứ sẽ đi đến đâu.
"Nga không muốn đối đầu trực tiếp với NATO v́ nếu làm điều đó hoặc họ sẽ thua, hoặc họ phải lựa chọn hạt nhân", Phillips O'Brien, giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học St. Andrews ở Scotland nhận định.
Các nhà phân tích cho rằng rằng khả năng Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân là rất thấp, bất chấp việc Tổng thống Putin nhắc đi nhắc lại sự răn đe này.
Đó sẽ là một thảm họa đối với tất cả các bên và tất nhiên không giúp ích ǵ cho chiên dịch ở Ukraine. Ở phái bên kia, hậu quả vũ khí hạt nhân sẽ khủng khiếp đến mức Mỹ và các đồng minh không muốn chấp nhận rủi ro dù là rất nhỏ.
Đó là lư do mà cả hai bên sẽ vẫn nh́n nhau và cân nhắc lợi, hại của mỗi hành động. Mỗi bên sẽ vẫn chấp nhận các hành động của đối thủ, nếu điều đó không vượt quá lằn ranh đỏ. Mỹ sẽ không đưa quân can thiệp và Nga cũng sẽ không tấn công cắt đứt đường viện trợ vũ khí cho Ukraine.
VietBF @ Sưu tầm