Sau hai năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid, các quảng trường và cửa hàng mua sắm trên khắp châu Âu đă mở cửa trở lại để chào đón khách du lịch. Tại Đông Nam Á, những băi biển ở Philippines hay chợ đêm Thái Lan cũng vắng người.
Theo Bloomberg, phần lớn nguyên nhân là do Trung Quốc vẫn chưa mở cửa biên giới và kiên tŕ theo đuổi chính sách "zero Covid", trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đă bắt đầu chấp nhận sống cung với đại dịch.
Khung cảnh chợ đêm đường Khaosan (Bangkok) vắng vẻ vào đầu tháng 2 năm nay.
Đối với đất nước 1,4 tỷ dân, nhu cầu du lịch quốc tế là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nước này vẫn áp dụng thời gian cách ly kéo dài hàng tuần khi trở về và số lượng chuyến bay cũng bị hạn chế.
Dữ liệu từ Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) cho thấy du khách Trung Quốc đóng góp 277 tỷ USD cho ngành du lịch toàn cầu vào năm 2018, năm 2019 là 255 tỷ USD, chiếm gần 20% tổng chi tiêu du lịch quốc tế.
Khi Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán, lượng chi tiêu của họ đă giảm xuống chỉ c̣n 130,5 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2021, UNWTO báo cáo mức chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc tiếp tục giảm 61% so với năm 2019.
Phân tích tỷ lệ khách Trung Quốc đến các nước vào năm 2018.
UNWTO báo cáo mức chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc đă giảm 61% so với năm 2019 chỉ trong ṿng 9 tháng bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái.
"Gần như không thể đưa ra dự đoán về thời điểm chúng ta sẽ đón khách Trung Quốc trở lại. Ngay cả khi họ mở cửa biên giới mà không c̣n yêu cầu kiểm dịch, du lịch phải mất một thời gian để hồi phục hoàn toàn v́ rất ít du khách sẽ đi du lịch ngay lập tức", Imke Wouters, đối tác tại công ty tư vấn Oliver Wyman, người phụ trách khu vực Trung Quốc và Đông Nam Á nhận định.
Nhiều cửa hàng ở Hong Kong đóng cửa trong bối cảnh thiếu vắng khách du lịch.
McKinsey & Co. cho biết trong một báo cáo vào tháng 8 năm ngoái rằng du lịch quốc tế từ Trung Quốc sẽ bị dừng trong khoảng 18 tháng, trong khi Goldman Sachs Group cho rằng các biện pháp hạn chế biên giới có thể được duy tŕ trong cả năm nay và thậm chí có thể kéo dài cho đến mùa xuân năm 2023.
Du lịch Hong Kong là một trong những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Khoảng 51 triệu khách du lịch, chiếm 3/4 tổng số du khách đến thành phố, đến từ Trung Quốc đại lục trong năm 2018.
Trên toàn cầu, Hong Kong là điểm đến số 1 của khách du lịch Trung Quốc trong năm 2018, chiếm 33% trong tổng số gần 145 triệu người Trung Quốc đi du lịch nước ngoài trong năm đó. Theo Sở thống kê Hong Kong, họ thu được 27 tỷ USD nhờ khách du lịch từ đại lục.
Casino vắng người ở Ma Cao.
Ma Cao, cũng không kém Hong Kong là bao khi đón tiếp 25,3 triệu, hay hơn 17% tổng số khách du lịch nước ngoài của Trung Quốc. Thái Lan là điểm đến phổ biến thứ 3 trong năm 2018. Khoảng 16,9 triệu người Trung Quốc đă đến quốc gia Đông Nam Á này, chi khoảng 16,1 tỷ USD.
Du lịch Hàn Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Năm 2018, nước này đón 4.8 triệu khách Trung Quốc, tăng 15% so với năm 2017 và thu về khoảng 8,9 tỷ USD.
“Trước đại dịch, gần 70% tổng số du khách Trung Quốc đến Hàn Quốc thông qua các gói du lịch theo nhóm. Giờ đây, doanh thu bằng 0, nhiều người đă bỏ việc và bắt đầu chuyển sang làm giao hàng. ”Cho Il-sang, đại diện của Hana Tour Service, công ty du lịch lớn nhất Hàn Quốc, cho biết.
Một băi biển ở Phuket (Thái Lan)
Tại Campuchia, Christian de Boer, giám đốc điều hành khách sạn Jaya House ở Siem Reap, cũng nhận định du khách Trung Quốc sẽ không quay trở lại cho đến năm 2023. Ông ước tính khách từ đại lục chiếm 40% khách du lịch đến Campuchia.
Renato Costantini, giám đốc một tiệm cà phê Ư có từ năm 1720, cho biết khách Trung Quốc mang đến ḍng tiền “liên tục và đáng kể” trước khi đại dịch xuất hiện.
"Nhưng sau 2020, họ đă biến mất. Chúng tôi mở của trở lại vào tháng 9 năm 2020 sau các đợt giăn cách và kể từ đó không có khách nào đến từ Trung Quốc. Tất nhiên, khách du lịch Trung Quốc không nhiều như châu Âu hay Mỹ nhưng đây vẫn là một cộng đồng khá tốt và đang phát triển", Filippo Frank, chủ một khách sạn tại Rome cho biết.