Đức nằm trong số các quốc gia châu Âu sẽ phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất nếu nguồn cung năng lượng từ Nga bị gián đoạn v́ nước này mua hơn 40% năng lượng nhập khẩu của Moscow.
Chiến dịch quân sự của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine đă đánh trực tiếp vào những nỗ lực chậm chạp trong việc từ bỏ khí đốt Nga của châu Âu.
Sự phụ thuộc kéo dài hàng thập kỷ vào năng lượng của Nga đă khiến châu Âu không rơi vào t́nh thế bơ vơ "không nơi nương tựa" nếu Moscow đóng van đường ống dẫn khí đốt.
Liên minh châu Âu (EU) - khách hàng khí đốt lớn nhất của Nga - đang khốn khổ v́ phải lựa chọn giữa khí đốt của Nga và ủng hộ Ukraine.
Dù phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine với những lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhất, châu Âu vẫn run cầm cập và không dám đụng đến một lĩnh vực siêu nhạy cảm: năng lượng.
Châu Âu khổ v́ "lỡ nghiện" khí đốt Nga
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Ukraine đă đặt châu Âu vào t́nh thế tiến thoái lưỡng nan giữa mùa đông lạnh giá khi nó đánh trực tiếp vào những nỗ lực chậm chạp trong việc từ bỏ khí đốt Nga của châu Âu.
Khi thời gian không c̣n nhiều, châu Âu đang đối mặt với t́nh cảnh người dân co ro trong giá lạnh và các nhà máy không thể hoạt động trong mùa đông tới. Mối lo Moscow nổi giận và cắt nguồn cung khí đốt đang dần hiện hữu.
Thực tế là dù phản đối chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine với những lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhất, châu Âu vẫn không dám đụng đến lĩnh vực năng lượng.

Tổng thống Putin kư tên trên một đường ống dẫn khí đốt tại Vladivostok, Nga hồi năm 2011. Ảnh: AFP
Cho dù Điện Kremlin có khóa van để đáp trả lệnh trừng phạt hay châu Âu quyết định ngừng mua, các nhà hoạch định chính sách châu Âu vẫn cho rằng, họ cần chuẩn bị cho một tương lai ít phụ thuộc vào năng lượng hơn của Nga nhất có thể.
Bởi lẽ viễn cảnh "cai nghiện" khí đốt Nga sẽ là một thay đổi lớn đối với một khu vực vốn đă quá phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Siberia, đến mức gần như không có cơ sở hạ tầng cần thiết cho nguồn cung thay thế.
Liên minh châu Âu mua khoảng 40% khí đốt từ Nga - và sự phụ thuộc đó đă tăng lên trong những năm gần đây. Đức – quốc gia có tiếng nói lớn nhất EU – là bạn hàng lớn nhất của Nga. Năm 2021, Nga thu 119 tỷ USD từ việc bán khí đốt cho EU. Số tiền này chiếm 36% thu ngân sách của Nga.
Mỹ cũng liên tục cảnh báo các đồng minh rằng, việc ngày càng tiêu thụ nhiều khí đốt của Nga hơn sẽ càng khiến châu Âu phụ thuộc vào Moscow.
Tuần này, khi phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt mạnh mẽ nhằm vào Nga, EU đă trả tới 660 triệu Euro (khoảng 722 triệu USD) mỗi ngày cho Nga, theo tổ chức tư vấn độc lập Bruegel. Con số này cao gấp 3 lần mức trước khi Nga hành động ở Ukraine.
Kadri Simson, ủy viên năng lượng của EU, nói với Nghị viện Châu Âu hôm 3/3 rằng: "Rơ ràng là chúng ta không thể để bất kỳ nước thứ ba nào gây bất ổn định thị trường năng lượng của hoặc ảnh hưởng đến các lựa chọn năng lượng của chúng ta".
Tuy nhiên, việc thay thế nguồn cung khí đốt của Nga th́ "nói dễ hơn làm".
Nhiều kho dự trữ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (NLG) để nhận hàng từ Mỹ và Qatar đă hoạt động hết công suất. Hai kho dự trữ mới được chính phủ Đức phê duyệt trong tuần này th́ sớm nhất là trong 3 năm tới mới xây dựng, một trong những công ty liên quan cho biết.
Đă quá muộn để hành động
Giám đốc năng lượng của EU Kadri Simson cho biết, liên minh này sẽ sớm công bố một kế hoạch nhằm giảm sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
"Giải pháp lâu dài duy nhất là năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng có hiệu quả. Chúng ta c̣n quá phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch", bà Kadri Simson nói.
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, EU thay đổi quan điểm vào lúc này vẫn là quá muộn. Theo các nhà phân tích, châu Âu sẽ cần rất nhiều thời gian hơn nữa để tạo ra sự khác biệt trong vấn đề năng lượng xanh, năng lượng tái tạo.
Các nhà cung cấp gần hơn - chẳng hạn như Na Uy, Algeria và Azerbaijan - không thể mở rộng quy mô sản xuất một cách đáng kể. Các mạng lưới đường ống dẫn khí đốt ở châu Âu khá chắp vá, thiếu liên kết khiến cho việc phân phối các nguồn khí đốt bổ sung gặp nhiều khó khăn.
Và bất kỳ lô hàng LNG mới nào vận chuyển bằng đường biển cũng sẽ có giá cao hơn nhiều so với khí đốt của Nga, động thái sẽ đe dọa nền kinh tế châu Âu vốn đang phải vật lộn với lạm phát.
Theo Bruegel, việc làm đầy kho dự trữ khí đốt ở châu Âu trước mùa đông tới sẽ tiêu tốn ít nhất 70 tỷ Euro theo giá hiện tại, so với 12 tỷ Euro trong những năm trước.
Điều này khiến các nhà hoạch định chính sách có những lựa chọn khó khăn nếu Nga cắt ḍng chảy nguồn cung, bao gồm kế hoạch phân bổ năng lượng tới hộ gia đ́nh và sử dụng nhiều than đá hơn, gây nguy hiểm cho các mục tiêu biến đổi khí hậu.
Simone Tagliapietra, một thành viên cấp cao tại Bruegel cho biết: "Chúng ta sẽ phải yêu cầu mọi người hạn chế sử dụng máy sưởi và các ngành công nghiệp đóng cửa trong một khoảng thời gian nhất định".
Trong một kịch bản cực đoan, các nhà phân tích cho rằng thậm chí các nhà máy hóa chất, ḷ luyện kim và các cơ sở sử dụng nhiều khí đốt khác cũng phải tạm thời đóng cửa.
Và sự thật là bất chấp các quan chức đă nỗ lực đa dạng hóa trong nhiều năm, châu Âu phần lớn dường như không thể ngừng mua khí đốt của Nga.
VietBF @ Sưu tầm