Giá dầu lên 100 USD mỗi thùng, lần đầu từ năm 2014, khiến giới phân tích lo ngại sẽ là đ̣n giáng vào triển vọng tăng trưởng và gia tăng rủi ro lạm phát.
Trên sàn giao dịch London, giá dầu Brent đă tăng 3,3% ngay sau khi Nga có những động thái leo thang trong cuộc khủng hoảng Ukraine, làm dấy lên lo ngại về sự gián đoạn với hoạt động xuất khẩu năng lượng quan trọng của khu vực. "Vàng đen" sau đó nới rộng đà tăng lên hơn 8%, gần ngưỡng 105 USD mỗi thùng.
Trong khi các nhà xuất khẩu năng lượng có thể được hưởng lợi từ sự bùng nổ của giá dầu, các nền kinh tế có thể không được may mắn như vậy. Phần lớn thế giới sẽ bị tác động khi các công ty và người tiêu dùng nhận thấy hóa đơn của họ tăng lên. Điều này khiến khả năng chi tiêu bị siết chặt hơn.
"Giá dầu lên sẽ làm tăng áp lực với các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới trong việc thực hiện chu kỳ thắt chặt và tăng lăi suất mạnh hơn để kiềm chế rủi ro lạm phát", Chua Hak Bin, nhà kinh tế cấp cao của Maybank ở Singapore, cho biết.
Đồ thị giá dầu Brent 6 tháng gần đây, với mức đỉnh đạt gần 105 USD mỗi thùng xác lập ngày hôm nay. Ảnh: Bloomberg
JPMorgan Chase mới đây thậm chí c̣n cảnh báo giá dầu có thể lên 150 USD mỗi thùng. Điều này, nếu xảy ra, sẽ ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu và khiến lạm phát vọt lên hơn 7%, gấp hơn ba lần so với tỷ lệ mà hầu hết nhà hoạch định chính sách tiền tệ dự báo.
Giá dầu tăng cùng với sự phục hồi trên diện rộng của giá hàng hóa cơ bản, như khí đốt. Trong đó, một số động lực cơ bản của thị trường như nhu cầu trên toàn thế giới tăng nhanh, căng thẳng địa chính trị và sự gián đoạn của chuỗi cung ứng. Chỉ hai năm trước, giá dầu kỳ hạn có thời điểm đă giảm xuống dưới 0 USD.
Nhiên liệu hóa thạch - dầu mỏ, than đá và khí đốt tự nhiên - cung cấp hơn 80% năng lượng của nền kinh tế toàn cầu. Theo công ty tư vấn Gavekal Research, chi phí của một giỏ hàng hóa cơ bản hiện đă tăng hơn 50% so với một năm trước.
Cuộc khủng hoảng năng lượng cũng làm trầm trọng thêm t́nh trạng đứt găy chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn đang kéo giá lên cao và tŕ hoăn việc giao nhận, gồm cả nguyên liệu thô cũng như thành phẩm.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) gần đây đă tăng dự báo chỉ số giá tiêu dùng từ 2,3% lên 3,9% với các nền kinh tế phát triển trong năm nay, và 5,9% với các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển.
Trung Quốc, nhà xuất khẩu hàng hóa và nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, cho đến nay vẫn giữ mức lạm phát ổn định. Dù vậy, nền kinh tế này dễ bị tổn thương khi các nhà sản xuất phải đối mặt với chi phí đầu vào cao và lo ngại về t́nh trạng thiếu năng lượng.
Với áp lực giá ngày càng lớn hơn so với dự kiến trước đó, các ngân hàng trung ương đang ưu tiên chống lạm phát hơn là hỗ trợ tăng cầu.
Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ gây bất ngờ với mức cao nhất trong bốn thập kỷ. Điều này gây ra những cú sốc với thị trường, làm tăng tỷ lệ đặt cược rằng Fed có thể tăng lăi suất lên tới 7 lần trong năm nay, tốc độ nhanh hơn so với dự kiến trước đó.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Andrew Bailey, chỉ ra nguyên nhân cho quyết định tăng lăi suất của nước này là do "sức ép từ giá năng lượng." Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết các quan chức sẽ "xem xét cẩn thận" khả năng tác động của giá năng lượng đến nền kinh tế khi họ báo hiệu sự chuyển hướng sang thắt chặt. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cũng xem giá dầu là "một rủi ro".
Dù vậy, kinh tế thế giới không c̣n quá phụ thuộc vào dầu như vài thập kỷ trước nữa. Nhiều dạng năng lượng mới đă xuất hiện như một tấm đệm dự pḥng về năng lượng.
Tại Mỹ, sự bùng nổ của ngành công nghiệp dầu đá phiến cũng đồng nghĩa nền kinh tế ít chịu tổn thương v́ các cú sốc nhiên liệu. Dù người tiêu dùng trả nhiều tiền hơn để mua xăng, các hăng sản xuất dầu Mỹ lại kiếm khá hơn.
Nhiều nước sản xuất dầu khác cũng có lư do để ăn mừng. Trong một phân tích về những người thắng và kẻ thua từ đà tăng của dầu, Bloomberg Economics ước tính Saudi Arabia, Nga có thể hưởng lợi, trong khi các nhà xuất khẩu dầu quy mô nhỏ hơn như Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cũng có nhiều lợi thế. Những nước chịu thiệt hại lớn nhất sẽ là Hàn Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, các quốc gia nhập khẩu năng lượng.
Tuy nhiên, với phần lớn người tiêu dùng và các ngân hàng trung ương, ảnh hưởng sẽ c̣n phụ thuộc vào việc giá sẽ tăng nhanh cỡ nào và duy tŕ trong bao lâu, đặc biệt nếu các nền kinh tế mất đà.
Paul Donovan, nhà kinh tế trưởng tại UBS Group AG, cho rằng điều quan trọng là phải xem xét cách các nền kinh tế sản xuất dầu sử dụng nguồn thu gia tăng như thế nào, điều này có thể hỗ trợ tăng trưởng toàn cầu. "Ngày nay, những quốc gia sản xuất dầu mỏ có xu hướng chi tiêu phần thặng dư mà họ có được khi giá tăng", Donovan đánh giá.
Theo các nhà kinh tế học của JPMorgan, một cú sốc dầu đủ lớn có thể làm lệch kế hoạch b́nh thường hóa của nhiều ngân hàng trung ương "mặc dù bối cảnh lạm phát cao có nghĩa là chính sách sẽ vẫn chặt chẽ hơn".