Lợi dụng chức quyền và sự tin tưởng của hoàng đế Càn Long, tham quan Ḥa Thân sở hữu vô vàn của cải, báu vật. Trong số này có bảo vật chỉ dành cho hoàng tộc.
Tham quan Ḥa Thân được người đời nhớ đến với nhiều thủ đoạn tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức, "ăn chặn" đồ tiến cống của hoàng đế... Nhờ vậy, Ḥa Thân sở hữu gia sản kếch xù, tận hưởng cuộc sống vinh hoa phú quư hơn người.
Trong gia sản của Ḥa Thân, nhiều người không khỏi giật ḿnh khi biết tham quan này cả gan sở hữu báu vật chỉ dành cho hoàng tộc. Đó chính là Đông châu hay c̣n gọi trân châu hoặc ngọc trai.
Dưới thời nhà Thanh, trân châu thường được sử dụng làm đồ trang sức hoặc đính trên trang phục. Bảo vật này chỉ được hoàng tộc sử dụng.
Triều đ́nh hạ lệnh ngoài hoàng tộc nhà Thanh, bất cứ ai cũng không được phép mua bán, sử dụng trân châu. Kẻ nào vi phạm th́ sẽ bị trừng phạt nặng. Sở dĩ trân châu quư hiếm và chỉ dành cho hoàng tộc là v́ việc sản xuất và thu hoạch bảo vật này rất khó khăn.
Trên thực tế, thời điểm tốt nhất để lấy trân châu từ các con trai là vào tháng 4 hàng năm. Khi ấy, thời tiết ở vùng Đông Bắc vẫn khá lạnh. Dù vậy, ngư dân vẫn phải lặn sâu xuống dưới nước ṃ trai để lấy ngọc dâng lên vua chúa và các thành viên hoàng tộc.
Trân chân càng to càng đẹp th́ giá trị càng lớn. Chính v́ vậy, trân châu vô cùng quư hiếm và có giá trị cao. Việc sở hữu bảo vật này tượng trưng cho địa vị của chủ nhân.
Bất chấp lệnh cấm của triều đ́nh, Ḥa Thân cả gan sưu tầm trân châu về làm của riêng. Thậm chí, tham quan này c̣n có một bộ sưu tập trân châu khổng lồ tại vương phủ của ḿnh.
Theo một số sử liệu, khi hoàng đế Gia Khánh hạ lệnh khám xét phủ của Ḥa Thân th́ đă t́m thấy 230 chuỗi ngọc trai và 10 viên ngọc trai lớn.
Sau khi thẩm vấn và kê biên tịch thu tài sản, Gia Khánh công bố 20 tội lớn của Ḥa Thân. Trong đó, những tội lớn nhất của Ḥa Thân là: "mưu phản, tiết lộ cơ mật", "coi thường vương pháp", "cậy quyền cậy thế", "trong nhà cất giấu trân bảo"...
Với hàng loạt những tội danh này, vua Gia Khánh ban ân cho tham quan này được chết toàn thây bằng cách hạ lệnh cho ông tự vẫn tại phủ vào ngày 22/2/1799.