Các ứng viên tổng thống Hàn Quốc cáo buộc Trung Quốc “đánh cắp văn hóa” và “đánh cắp huy chương” trong động thái dường như nhằm thu hút cử tri trẻ trước cuộc bầu cử sắp tới.
Tại lễ khai mạc Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022 hôm 4/2, một phụ nữ mặc bộ trang phục hanbok truyền thống của người Hàn Quốc diễu hành cùng quốc kỳ Trung Quốc trong một tiết mục. Người phụ nữ này đại diện cho dân tộc Triều Tiên sinh sống tại Trung Quốc.
Trong khi đó, hôm 7/2, hai vận động viên trượt băng tốc độ cự ly ngắn của Hàn Quốc bị loại v́ phạm quy, góp phần mở đường cho vận động viên Trung Quốc giành huy chương vàng, theo South China Morning Post.
Hai sự việc trên gây ra phản ứng dữ dội từ người Hàn Quốc, nhất là người trẻ tuổi dùng mạng xă hội. Và các chính trị gia đất nước kim chi nhanh chóng tận dụng hoàn cảnh để giành lợi thế trong cuộc đua tới chiếc ghế tổng thống Hàn Quốc tại Nhà Xanh, diễn ra vào ngày 9/3 tới.
Hai vụ việc tranh căi
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc. Tuy vậy, chính sách đối ngoại cứng rắn của Bắc Kinh và các vấn đề tồn đọng giữa hai nước về chính trị, lịch sử hay văn hóa khiến quốc gia này không được ḷng người dân xứ sở kim chi.
Các cuộc thăm ḍ dư luận cho thấy hai ứng viên dẫn đầu - ông Lee Jae Myung của đảng Dân chủ cầm quyền và ông Yoon Seok Youl của đảng Quyền lực Nhân dân đối lập - đang bám đuổi nhau sát nút.
Trong bối cảnh đó, các nhà quan sát nhận định cả hai bên sẽ sử dụng tâm lư chống Trung Quốc như con bài chính trị, nhất là khi các cử tri trẻ ở độ tuổi 20,30 - vốn thường ủng hộ đảng Dân chủ - đang ngả dần về phe bảo thủ.Những tranh căi xung quanh bộ hanbok tại lễ khai mạc Olympic vừa qua chỉ là sự kiện mới nhất trong cuộc tranh luận về văn hóa giữa người Trung Quốc và Hàn Quốc, trong đó người Hàn cáo buộc Trung Quốc “chiếm hữu văn hóa”. Trước hanbok, món kim chi từng là “điểm nóng” giữa hai quốc gia.
Sự tức giận của người Hàn đă được đẩy tới cấp độ chính thức. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc hôm 6/2 tuyên bố đă truyền đạt “quan điểm của chúng tôi cho phía Trung Quốc rằng việc tôn trọng sự đặc thù và đa dạng trong văn hóa là cần thiết trong thúc đẩy hiểu biết lẫn nhau”.
Hôm 8/2, Đại sứ quán Trung Quốc tại Seoul bác bỏ thông tin nước này “ăn cắp” văn hóa Hàn Quốc. Theo cơ quan trên, hanbok không chỉ thuộc về bán đảo Triều Tiên mà c̣n thuộc về người dân tộc Triều Tiên ở Trung Quốc. Do đó, việc sử dụng hanbok để đại diện cho họ trong lễ khai mạc Olympic là hợp lư.
Tuy vậy, người Hàn Quốc đă có mục tiêu khác. Ông Lee, ông Yoon và cả những người nổi tiếng như ca sĩ RM của ban nhạc BTS cùng bày tỏ sự không hài ḷng khi hai vận động viên Hwang Dae Heon và Lee June Seo bị loại trong ṿng bán kết 1.000 m trượt băng tốc độ nam, đặc biệt khi Hwang là người về đích đầu tiên.
Do hai vận động viên trên bị loại, hai vận động viên Trung Quốc có cơ hội lọt vào ṿng chung kết. Tại đây, họ giành huy chương vàng và huy chương bạc. Điều này càng làm tăng thêm sự giận dữ của người Hàn Quốc.
Sau vụ việc, lănh đạo đoàn thể thao Hàn Quốc tham dự Thế vận hội tuyên bố sẽ khiếu nại về công tác trọng tài lên Ṭa Trọng tài Thể thao.
Con bài bầu cử
“Tôi không thể che giấu sự thất vọng và giận dữ với công tác trọng tài thiên vị ở bộ môn trượt băng tốc độ cự ly ngắn”, ông Lee viết trên trang Facebook cá nhân hôm 7/2.
Trong khi đó, ông Yoon - người được coi là có quan điểm cứng rắn hơn với Trung Quốc - cho biết bản thân “thông cảm với sự giận dữ và thất vọng” của các vận động viên Hàn Quốc.Một số ứng cử viên khác thậm chí lớn tiếng hơn. Ông Ahn Cheol Soo, ứng viên của đảng Nhân dân, tố cáo Trung Quốc “ăn cắp” huy chương của Hàn Quốc, cũng như yêu cầu Bắc Kinh lên tiếng xin lỗi.
Giáo sư khoa học chính trị Shin Yul tại Đại học Myongji nhận định cuộc tranh căi sẽ ảnh hưởng tới ứng viên Lee Jae Myung nhiều hơn các ứng viên khác, do đảng Dân chủ của ông đang cầm quyền và từng bị mang tiếng “thân Trung Quốc”.
Một số nhà quan sát tin tưởng động thái vừa qua của ông Lee là một phần nỗ lực tỏ ra cứng rắn hơn với Trung Quốc, khi ông từng được cho là có chính sách thân Bắc Kinh (bao gồm việc phản đối lắp đặt hệ thống pḥng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) và liên minh quân sự tay ba với Mỹ và Nhật Bản).
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Segye Ilbo, ông Lee tŕnh bày quan điểm cứng rắn về vấn đề tàu cá Trung Quốc xâm nhập vùng biển của Hàn Quốc. “Chúng tôi sẽ đối xử nghiêm khắc với các tàu đánh cá bất hợp pháp, dù đến từ Triều Tiên hay Trung Quốc. Các tàu xâm nhập vùng biển chúng ta cần bị đánh ch́m”, ông nói.
Theo giáo sư Yoon Sung Suk tại Đại học Quốc gia Chonnam, việc các chính trị gia bám theo sự giận dữ của công chúng ở thời điểm lợi ích quốc gia yêu cầu b́nh tĩnh là điều “đáng tiếc”.
“Kể cả khi có nguy cơ mất đi một bộ phận cử tri, ứng viên tổng thống và các chính trị gia khác không nên thỏa măn cử tri với các b́nh luận kiểu giật tít”, giáo sư Yoon nói. “Họ đă khiến sự phẫn nộ của người dân về hanbok và sự đánh giá không công bằng tại Olympic lấn sang lĩnh vực ngoại giao”.
|