R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Jun 2007
Posts: 32,373
Thanks: 60,563
Thanked 60,861 Times in 19,683 Posts
Mentioned: 130 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 8773 Post(s)
Rep Power: 86
|
Các nhà lập pháp Hoa Kỳ t́m cách hủy trạng thái miễn thuế của Ủy ban Olympic Quốc Tế.
Các dân biểu Mike Waltz (Cộng Ḥa-Florida) và Jennifer Wexton (Dân Chủ-Virginia) đang t́m cách hủy trạng thái miễn thuế của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) tại Hoa Kỳ v́ đă làm ngơ trước tội ác diệt chủng và các hành động tàn bạo khác mà chế độ cộng sản Trung Quốc thực hiện.
“Bắc Kinh là nơi cuối cùng mà chúng ta nên tổ chức một kỳ Thế vận hội,” ông Waltz nói với chương tŕnh “Capitol Report” của đài truyền h́nh NTD, chỉ ra cách Trung Quốc đă giam giữ khoảng 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác trong các trại giam, tước đoạt quyền tự do ở Hồng Kông, và không minh bạch về COVID-19. “Tôi nghĩ điều cuối cùng mà những người nộp thuế ở Hoa Kỳ nên làm là trợ cấp cho hành vi đó hoặc cho trạng thái miễn thuế đó.”
Ông Waltz và bà Wexton đă giới thiệu Đạo luật Hợp tác Olympic Vô trách nhiệm (H.R.6433) hôm 19/01, nói rằng IOC đă vi phạm đăng kư của họ với tư cách là tổ chức phúc lợi xă hội theo điều 501(c)4 của bộ luật thuế liên bang. Theo Sở Thuế Vụ (IRS), để đủ điều kiện được miễn thuế theo điều 501(c)4, các tổ chức phúc lợi xă hội phải “dành riêng cho các mục đích từ thiện, giáo dục hoặc giải trí”.
Theo văn bản của đề xướng đạo luật (pdf), nếu được ban hành, luật này sẽ sửa đổi mục 501 của bộ luật thuế Hoa Kỳ, loại bỏ việc miễn thuế cho IOC và các tổ chức tương tự cho bất kỳ năm nào phải chịu thuế. Các tổ chức này được định nghĩa là những tổ chức nào có mục đích chính là tổ chức các giải đấu thể thao quốc tế đa môn và có tổng thu nhập trên 100 triệu USD cho bất kỳ năm nào trong ba năm chịu thuế trước đó.
IOC tạo ra phần lớn doanh thu thông qua các giao dịch phát sóng và tiếp thị. Năm 2014, IOC đă đồng ư một thỏa thuận trị giá 7.75 tỷ USD với NBCUniversal để đài này có bản quyền phát sóng Thế vận hội Olympic tại Hoa Kỳ đến năm 2032.
Hoa Kỳ nằm trong nhóm các quốc gia phương Tây đă xác định rằng các chính sách của chính quyền Trung Quốc ở khu vực Tân Cương của Trung Quốc đại lục là hành động diệt chủng.
“Vậy khi nào chúng ta mới nói đă quá đủ rồi? Nếu một cuộc diệt chủng đang diễn ra không đủ để IOC t́m kiếm nơi khác, th́ tôi không biết điều ǵ là đủ nữa,” ông Waltz nói, đề cập đến việc IOC hết lần này đến lần khác từ chối nghe theo những lời kêu gọi dời Thế vận hội Mùa Đông 2022 hoặc tŕ hoăn cuộc tranh tài này.
Ông Waltz cũng nhấn mạnh cuộc đàn áp liên tục của Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công, đồng thời nói rằng hoạt động thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm do nhà nước hậu thuẫn của Bắc Kinh là “vô lương tâm và đáng ghê tởm”.
Pháp Luân Công, hay c̣n gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện tinh thần kết hợp thiền định và các bài tập nhẹ nhàng với triết lư đạo đức tập trung vào các nguyên lư chân, thiện, và nhẫn. Chính quyền Trung Quốc bắt đầu đàn áp các học viên của môn tu luyện này kể từ tháng 07/1999, đưa họ vào các trại lao động, trung tâm tẩy năo, và các cơ sở giam giữ khác.
Ṭa án Luận tội Trung Quốc (China Tribunal) của Anh Quốc đă kết luận trong báo cáo năm 2019 của ḿnh rằng hoạt động thu hoạch nội tạng cưỡng bức do nhà nước hậu thuẫn đă diễn ra ở Trung Quốc trong nhiều năm “trên một quy mô đáng kể”. Báo cáo (pdf) nêu rơ rằng “chắc chắn” các cơ quan nội tạng đă bị lấy từ các học viên Pháp Luân Công bị giam cầm và họ “có thể là nguồn chính”.
Ông Waltz cũng chỉ trích các công ty Hoa Kỳ tài trợ cho Thế vận hội Mùa Đông 2022, nói rằng họ “cũng thông đồng như thế” trong các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc.
Ông nói: “Các nhà tài trợ Olympic – nhiều người trong số họ rao giảng về quản trị doanh nghiệp tốt, về ESG [Environmental, social and corporate governance (Quản trị Môi trường, Xă hội và Doanh nghiệp), chỉ số đánh giá độ tận tâm của một công ty đối với các yếu tố ESG], về công bằng xă hội tại đây ở quê nhà – muốn tẩy chay Georgia, nhưng lại hoàn toàn nhắm mắt làm ngơ trước những hành động tàn bạo đang diễn ra [do Trung Quốc thực hiện] này. Và toàn bộ chuyện này là về bảng cân đối kế toán của họ.”
Hôm 27/01, 243 nhóm trên toàn cầu, bao gồm Freedom House và Tổ chức Theo dơi Nhân quyền, đă ra một tuyên bố chung kêu gọi nhiều quốc gia hơn tham gia tẩy chay ngoại giao Thế vận hội Mùa đông 2022, bắt đầu từ ngày 04/02 tại Bắc Kinh. Cho đến nay, Úc, Canada, Lithuania, Hoa Kỳ, và Anh Quốc nằm trong một số quốc gia đă tuyên bố một cuộc tẩy chay ngoại giao.
Tuyên bố này cũng lên án 13 công ty tài trợ cho Thế vận hội Mùa Đông, trong đó có Airbnb, Intel, Procter & Gamble, và Visa, nói rằng họ nên “tiết lộ ngay lập tức các chiến lược thẩm định về nhân quyền của ḿnh”.
“Các công ty này đă không đưa ra các phản ứng công khai có ư nghĩa nào đối với những lo ngại cho rằng tiền tài trợ của họ tạo ra hoặc góp phần vào các vi phạm nhân quyền, hoặc đối với câu hỏi rằng liệu họ đă tiến hành giảm thiểu những vi phạm đó hay chưa,” tuyên bố này viết.
Cuối cùng, theo ông Waltz, khi nói đến những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, đó không phải là một vấn đề liên quan đến Đảng Cộng Ḥa hay Đảng Dân Chủ.
Ông nói: “Đây là vấn đề về các quyền tự do, đạo đức, và các giá trị căn bản của chúng ta, và là vấn đề về việc ủng hộ mạnh mẽ cho những người lẽ ra phải có những nhân quyền căn bản đó.”
Tại thời điểm phát hành bản tin này, các đại diện của IOC đă không phúc đáp một yêu cầu của The Epoch Times để b́nh luận về đề xướng này. Tương tự, các đại diện của Airbnb, Intel, Procter & Gamble, và cũng không phúc đáp yêu cầu b́nh luận của chúng tôi về lời kêu gọi của các nhóm nhân quyền.
Anh Frank Fang là một kư giả tại Đài Loan. Anh đưa tin về Trung Quốc và Đài Loan. Anh có bằng Thạc sĩ về khoa học vật liệu tại Đại học Thanh Hoa ở Đài Loan.
Minh Ngọc
|