02-01-2022
|
#1
|
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Jun 2007
Posts: 32,373
Thanks: 60,563
Thanked 60,861 Times in 19,683 Posts
Mentioned: 130 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 8773 Post(s)
Rep Power: 86
|
Úc muốn tham gia cùng EU kiện Trung Quốc lên WTO.
Úc đă bày tỏ mong muốn tham gia một đơn kiện chính thức do Liên minh Âu Châu (EU) đệ tŕnh chống lại chế độ cộng sản Trung Quốc về việc họ sử dụng các chiến thuật thương mại cưỡng ép nhằm vào các quốc gia mà họ bất ḥa.
EU đă đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hôm 27/01 do lệnh cấm vận kinh tế không chính thức của Bắc Kinh đối với Lithuania sau khi quốc gia Âu Châu này cho phép Đài Loan mở văn pḥng trên thực tế là đại sứ quán dưới tên gọi “Đài Loan” thay v́ “Đài Bắc Trung Hoa”.
Đây là một thách thức trực tiếp đối với chính sách “Một Trung Quốc” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ, Trung Cộng), vốn tuyên bố rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc đại lục. Chỉ 13 thành viên của Liên Hiệp Quốc và Vatican công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập. Úc không phải là một trong số đó.
Bộ trưởng Thương mại Dan Tehan cho biết Úc phản đối mạnh mẽ các chiến thuật hung hăng của ĐCSTQ nhằm gây thiệt hại về kinh tế cho các quốc gia.
“Úc phản đối việc sử dụng các biện pháp cưỡng ép kinh tế và các hành vi thương mại phân biệt đối xử và hạn chế làm suy yếu hệ thống thương mại quốc tế dựa trên luật lệ và gây tổn hại về kinh tế,” ông Tehan nói.
Điều này diễn ra sau khi Bắc Kinh bắt đầu cuộc chiến thương mại của chính họ đối với hàng hóa của Úc – bao gồm than đá, rượu vang, lúa mạch, thịt ḅ, tôm hùm, gỗ, và bông – một phản ứng được đưa ra sau khi Úc kêu gọi một cuộc điều tra độc lập về nguồn gốc của virus Trung Cộng.
Trong khi đó, Trung Quốc được hưởng ưu đăi trong thương mại toàn cầu theo WTO do vị thế tự xưng là một quốc gia đang phát triển.
“Chúng tôi cam kết duy tŕ và hỗ trợ hệ thống thương mại đa phương với cốt lơi là WTO,” ông Tehan nói. “Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO được thiết kế để giúp các thành viên giải quyết những khác biệt của họ một cách tôn trọng.”
“Úc có lợi ích đáng kể trong các vấn đề được nêu trong tranh chấp do Liên minh Âu Châu đưa ra chống lại Trung Quốc liên quan đến các hành vi thương mại phân biệt đối xử áp đặt lên Lithuania và sẽ đề nghị được tham gia các cuộc tham vấn này.”
Với Lithuania, vụ việc làm dấy lên sự phẫn nộ từ Bắc Kinh đă là cọng rơm cuối cùng [làm gẫy lưng lạc đà] trong một chuỗi hành động khiến chế độ cộng sản này khó chịu, bao gồm quyết định của Lithuania trong việc lên án ĐCSTQ v́ giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ, cũng như lựa chọn một công ty Thụy Điển thay v́ Huawei để cung cấp mạng 5G cho quốc gia ḿnh.
Kết quả là, chính quyền Trung Quốc đă giáng đ̣n vào các quốc gia Âu Châu bằng các lệnh cấm xuất nhập cảng, đồng thời gây áp lực buộc các công ty giao thương với Lithuania phải dừng lại – nếu không sẽ mất mối kinh doanh với Trung Quốc.
Bắc Kinh sau đó đă chặn hàng hóa từ Đức, Pháp, và Thụy Điển có chứa các thành phần được sản xuất tại Lithuania.
EU đă đệ đơn yêu cầu gặp đại diện của Trung Quốc tại Geneva sau khi thu thập những ǵ mà họ cho là bằng chứng phong phú từ các doanh nghiệp Lithuania bị ảnh hưởng.
EU cho biết: “Những hành động này, có vẻ phân biệt đối xử và bất hợp pháp theo các quy định của WTO, đang gây hại cho các nhà xuất cảng ở Lithuania và các nơi khác ở EU, v́ họ cũng nhắm vào các sản phẩm có thành phần Lithuania xuất cảng từ các nước EU khác.”
Nhưng phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đă yêu cầu EU không can dự vào.
“Chúng tôi cũng khuyên EU nên phân biệt đúng sai, cảnh giác trước những nỗ lực của Lithuania nhằm kiểm soát các mối quan hệ của Trung Quốc–EU đồng thời thuyết phục Lithuania, giống như các quốc gia thành viên EU khác, thực hiện các cam kết chính trị mà họ đă đưa ra khi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc,” ông Triệu cảnh báo.
Ông Daniel Khmelev là một phóng viên người Úc tại Perth chuyên đưa tin về năng lượng, công nghệ, và chính trị. Ông có bằng cử nhân toán, vật lư, và khoa học máy điện toán. Liên hệ với ông tại daniel.khmelev@epoch times.com.au.
Việt Phương
|
|
|