Sử dụng 1 lát gừng đặt lên rốn trước khi ngủ, cơ thể sẽ nhận được nhiều lợi ích.
Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc và hầu như lúc nào cũng có sẵn ở ngăn bếp của mọi nhà. Gừng không những làm giảm bớt mùi của thực phẩm, thêm hương vị cho món ăn mà c̣n giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn dễ dàng. Ngoài ra, gừng c̣n là một vị thuốc quư trong kho tàng y học dân gian mà mỗi người có thể vận dụng để tự chữa bệnh cho ḿnh.
Y học hiện đại đă nghiên cứu, chứng minh những kinh nghiệm dân gian của các nước châu Á về sử dụng gừng vàng làm thuốc và phát hiện thêm nhiều tác dụng quư của củ gừng. Gừng là vị thuốc có tác dụng ôn tán nên thường được phối hợp với Cam thảo và Đại táo, dùng nhiều trong các bài thuốc có nhiều vị thuốc đắng lạnh và nê trệ để điều ḥa tính chất vị thuốc đó. Ngoài ra tùy theo h́nh thức sử dụng, gừng có nhiều công dụng khác nhau.
Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh Phế, Tỳ, Vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, cầm nôn, tiêu đàm, giải độc. Công dụng chữa cảm mạo phong hàn, nôn và buồn nôn do tỳ vị hư hàn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chữa ho do ngoại cảm phong hàn hoặc ho lâu ngày do viêm phế quản cấp, mạn tính. Giải độc Bán hạ, Nam tinh và cua cá.
Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cho biết, củ gừng có tác dụng chữa bệnh nhờ chứa thành phần tinh dầu, tinh bột, chất cay. Gừng có tác dụng làm ấm, hồi dương, chống lạnh... nhờ những công dụng tuyệt vời của nó mà có đến 70% các đơn thuốc Đông y đều có vị gừng.
Đă quá quen thuộc với củ gừng, nhưng bạn đă biết tận dụng gừng đúng cách?
Có một cách dùng gừng cực kỳ hiệu quả đó là: Dùng một lát nhỏ gừng đắp vào rốn trước khi đi ngủ, sáng hôm sau ngủ dậy cơ thể sẽ gặt hái những thay đổi đáng mừng. Theo y học Trung Quốc, trên rốn có huyệt Thần Khuyết, huyệt này có thể liên kết với 12 tĩnh mạch và 5 cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đặt gừng vào rốn là một cách rất tốt để có thể loại bỏ độ ẩm và khí lạnh, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, pḥng bệnh tốt hơn.
Đặt gừng lên rốn rồi đi ngủ, sáng hôm sau cơ thể sẽ nhận được những sự thay đổi nào?
Trị viêm ruột, thúc đẩy tiêu hóa, giảm táo bón
Có câu nói "Muốn trường thọ, hăy sạch ruột". Nghĩa là muốn sống lâu th́ đường ruột phải khỏe mạnh, phải thường xuyên thải độc cho đường ruột. Để làm được điều đó, bạn có thể đặt một miếng gừng lên rốn và dùng băng dính cố định miếng gừng lại.
Như vậy trong suốt một đêm ngủ, dinh dưỡng trong gừng sẽ thông qua rốn đi vào cơ thể, giúp thông kinh mạch, bổ dạ dày, thúc đẩy nhu động ruột và giúp tiêu hóa tốt hơn. Cách này sẽ tránh táo bón, tiêu chảy, giúp ruột hoạt động trơn tru, điều trị các triệu chứng của viêm ruột.
Xua tan cảm lạnh, giảm đau bụng kinh
Gừng có tác dụng làm ấm, hồi dương, chống lạnh... do đó nếu đặt một miếng gừng lên rốn trước khi ngủ sẽ rất tốt để xua đuổi cảm lạnh và giải cảm, tác dụng chữa đau bụng kinh... bởi tính ấm của gừng sẽ khiến tử cung có cảm giác ấm áp, không xảy ra t́nh trạng ứ đọng máu kinh v́ thế sẽ tránh được cảm giác đau do kinh nguyệt.
Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực khiến chúng ta ngủ ít và ngủ khó hơn. Mất ngủ thực sự rất nguy hiểm, nó có thể là nguyên nhân gây trầm cảm, rối loạn lo âu, stress, tim mạch và thậm chí là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư. Để cải thiện chất lượng giấc ngủ, bạn có thể đặt một lát gừng mỏng lên rốn.
Mùi thơm và khí ấm của gừng sẽ đả thông kinh mạch, làm thư giăn cơ thể, kích thích các dây thần kinh và từ đó giúp chúng ta đi vào giấc ngủ ngon hơn, ngủ sâu hơn suốt cả đêm.
Lưu ư khi dùng
Ngoài dùng gừng đắp vào rốn, bạn cũng có thể duy tŕ thói quen uống đều đặn 1-2 cốc trà gừng mỗi ngày để có tác dụng thông xoang, long đờm, ngăn ngừa bệnh vặt.Gừng tuy là loại gia vị tốt nhưng không nên dùng nhiều v́ có thể sinh toét mắt, chảy nước mắt sống.
Người có tạng nóng, hay lở miệng, táo bón… cũng không nên tiêu thụ gừng v́ có thể khiến t́nh trạng nặng hơn. Ngoài ra, gừng hư thối cũng có thể tạo ra độc tố v́ vậy không nên dùng. Đặc biệt, khi dùng không nên gọt vỏ củ gừng mà chỉ nên rửa sạch dưới nước kẻo làm mất tác dụng quư báu của nó.