Gà trống hoa biểu tượng cho sự tinh khiết, dùng để cúng trong lễ trừ tịch nhằm xua đuổi ma quỷ, mang lại nắng ấm cho năm mới.
Theo phong tục, cúng giao thừa c̣n được gọi là lễ trừ tịch hoặc "tống cựu nghinh tân" - tiễn các vị Thiên binh (12 vị Hành khiển) năm cũ, chào đón các vị Thiên binh của năm mới. Đêm giao thừa được cho là đêm trời đất tối tăm nhất, nên mỗi nhà đều cúng một con gà trống với mong muốn con gà sẽ đánh thức mặt trời, mang lại nắng ấm, giúp hoa màu tươi tốt.
Một kiểu trang trí gà cúng.
Từ xưa, gà trống rất quan trọng trong tín ngưỡng thờ mặt trời với cư dân trồng lúa nước. Một số vùng nhất thiết phải dùng gà trống hoa, mới gáy le te biểu tượng cho sự tinh khiết, trong sáng để cúng trong lễ trừ tịch nhằm xua đuổi ma quỷ. Con gà trống được chọn cần có dáng vẻ tinh anh, hùng dũng, đặc biệt phần cựa phải đẹp bởi sau khi cúng, cặp chân gà sẽ được giữ lại để xem bói đầu năm. Dân gian cho rằng thông qua tướng chân gà, gia chủ có thể đoán cuộc sống, sự nghiệp trong năm tới có thuận lợi, may mắn không.
Cúng giao thừa là một trong những nghi thức quan trọng trong Tết cổ truyền của người Việt Nam. Thông thường có hai mâm cúng đặt ở trong nhà và ngoài trời. Mâm cúng trong nhà là lễ tổ tiên, nhằm cầu xin tổ tiên phù hộ độ tŕ cho gia đ́nh gặp những điều tốt lành trong năm mới. Mâm cúng ngoài trời nhằm đón các Thiên binh. Theo tục lệ, lúc đó các Thiên binh vội đi thị sát hạ giới, không kịp vào trong nhà nên bàn cúng phải đặt ngoài cửa chính mỗi nhà.
Mâm cúng trong nhà bày biện đẹp đẽ trên bàn thờ tổ tiên, gồm các món ăn mặn ngày Tết tùy theo sự chuẩn bị của mỗi vùng, miền. Cỗ mặn thường có những món như: các món nếp truyền thống (bánh chưng, xôi gấc), các loại gị, nộm, gà luộc, bê tái chanh, nem, chả cá, chân gị hầm, miến gà, canh xương... C̣n cỗ ngọt và chay đơn giản hơn, gồm mứt Tết, các loại đồ uống...
Mâm cúng ngoài trời thường có: chiếc thủ lợn hoặc con gà trống luộc ngậm bông hoa hồng, bánh chưng, trầu cau, trái cây, rượu và vàng mă...