Nếu chiến tranh nổ ra, Nga chắc chắn sẽ huy động hạm đội Biển Đen tham gia. Phong tỏa tuyến hàng hải đến eo biển Kerch và cảng Odessa sẽ là một trong những bước đi đầu tiên của Hạm đội Hải quân Nga trong t́nh huống như vậy.
NATO không có ư định can thiệp quân sự trong trường hợp chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra nhưng nếu quyết định như vậy, Biển Đen sẽ trở thành "vùng cấm" đối với các tài sản của NATO.
Ukraine là một ứng cử viên đầy hứa hẹn cho vị trí thành viên NATO nhưng nước này vẫn chưa nộp đơn đăng kư chính thức.
Mặc dù NATO hoặc Mỹ có thể sẽ tăng cường khả năng cho Ukraine để chống lại Nga, Tổng thư kư NATO Stoltenberg tuyên bố rằng nếu xung đột nổ ra, NATO sẽ không tham gia vào hoạt động quân sự v́ Ukraine chưa phải là đồng minh của NATO.
Thế nhưng, ngay cả khi NATO quyết định can thiệp vào cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine th́ trên Biển Đen, khối này sẽ gặp phải rào cản: Công ước Montreux, thỏa thuận điều tiết chế độ quá cảnh qua eo biển Bosphorus, giới hạn trọng tải tối đa của tàu là 40.000 tấn, tương đương với khoảng từ 3 - 4 tàu khu trục và 1 - 2 khinh hạm.
Các tàu chiến mặt nước của NATO khó có khả năng xâm nhập vào khu vực chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) mà Nga thiết lập ở Biển Đen bằng sức mạnh của các hệ thống tên lửa pḥng thủ bờ BAL/Bastion cùng các tàu ngầm lớp Kilo cải tiến dưới ḷng biển.

Hai tàu chiến HMS Defender và HNLMS Evertsen di chuyển qua eo biển Bosphorus. Ảnh: Yoruk Isik
NATO phải cần tới các tàu ngầm xâm nhập khu vực này nhưng Công ước Montreux lại cấm các quốc gia không tiếp giáp Biển Đen được triển khai tàu ngầm ở đây.
Thổ Nhĩ Kỳ là nước NATO duy nhất có lực lượng tàu ngầm ở Biển Đen nhưng xét tới mối quan hệ đang nồng ấm giữa hai nước, Ankara khó có thể tham chiến với Nga ở thời điểm hiện tại.
NATO không có ư định can thiệp quân sự nhưng ngay cả khi thay đổi lập trường và quyết định như vậy, Biển Đen sẽ trở thành vùng cấm đối với các tài sản của NATO.
Nếu chiến tranh nổ ra, Nga chắc chắn sẽ huy động hạm đội Biển Đen tham gia. Phong tỏa tuyến hàng hải đến eo biển Kerch và cảng Odessa sẽ là một trong những bước đi đầu tiên của Hạm đội Hải quân Nga trong t́nh huống như vậy.
Hành động phong tỏa cảng Odessa sẽ là một tổn thất nghiêm trọng về mặt kinh tế, khả năng và ư chí chiến đấu của Ukraine.
Kể từ năm 2014, Nga đă tăng cường đáng kể sự hiện diện quân sự ở Bán đảo Crimea, đồng thời tăng quy mô và khả năng của Hạm đội Biển Đen có trụ sở chính tại Sevastopol. Theo nhiều nguồn tin, Hạm đội Biển Đen Hải quân Nga hiện có khoảng 49 tàu chiến mặt nước và 6 tàu ngầm.
Sáu tàu ngầm diesel Project 636.3 mới (lớp Kilo cải tiến), 3 khinh hạm lớp Đô đốc Grigorovich, một tàu hộ tống lớp Buyan-M và ba tàu tuần tra Project 22160, tất cả được chuyển giao từ năm 2015 - 2020, đều có khả năng triển khai tên lửa hành tŕnh tấn công đất liền Kalibr.