Chúng ta thường xem viêm loét miệng là triệu chứng nhỏ bởi nó dễ lành sau vài ngày. Nhưng nếu viêm loét miệng thường xuyên xảy ra và không tự khỏi thì có thể sẽ dẫn đến ung thư.
Những nguyên nhân gây loét miệng
Chế độ ăn uống không phù hợp
Nhiều người có sở thích ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ. Chế độ ăn này khiến cơ thể bị nóng trong dẫn đến sự xuất hiện của các vết loét miệng.
Trong trường hợp này bạn nên cải thiện chế độ ăn uống kịp thời, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể, thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và cân bằng dinh dưỡng. Hãy cố gắng hình thành cho mình thói quen nhai chậm sẽ giảm bớt gánh nặng cho dạ dày và cơ thể.
Thức khuya
Từ 11h đêm đến 3h sáng là thời điểm tốt nhất để cơ thể thải độc. Nếu không ngủ sâu trong khoảng thời gian này sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể luôn rơi vào trạng thái mệt mỏi, dẫn tới rối loạn nội tiết, gây ra viêm loét miệng.
Bạn nên cố gắng nghỉ ngơi sớm, tránh thức khuya, hình thành thói quen sinh hoạt tốt là ngủ sớm, dậy sớm để giảm bớt gánh nặng cho cơ thể. Như vậy thì vết loét sẽ hồi phục nhanh chóng.
Người có hệ miễn dịch kém
Người có hệ miễn dịch kém dễ bị các vi sinh vật như vi khuẩn, virus tấn công, không chỉ bị lở loét miệng mà người bệnh nặng hơn còn có thể kèm theo triệu chứng sốt.
Bạn nên phối hợp với các bác sĩ chuyên môn cũng như thực hiện các bài tập thể dục phù hợp, kiên trì trong thời gian dài để nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể phục hồi càng sớm càng tốt.
Di truyền
Viêm loét miệng cũng có tính di truyền. Nếu bố mẹ thường xuyên viêm loét miệng thì con cái cũng có khả năng cao mắc phải. Vì vậy bạn cần luôn có biện pháp phòng tránh để giảm nguy cơ bị loét miệng.
Không vệ sinh răng miệng
Nếu răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ thì rất dễ bị viêm loét miệng. Khi lượng lớn cặn thức ăn tồn đọng trong khoang miệng không được phát hiện kịp thời và có biện pháp điều trị liên quan thì sẽ bị viêm loét miệng, thậm chí để lâu gây ung thư miệng.
Khi nào thì loét miệng trở nên nguy hiểm và có thể dẫn tới ung thư miệng?
Người bị viêm loét miệng luôn cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chuyện ăn uống. Ngoài ra họ còn có một số phản ứng bất thường trên cơ thể, đặc biệt là ảnh hưởng tới giấc ngủ, mất ngủ.
Bên cạnh đó, một số bệnh nhân khi bị loét miệng và có khả năng phát triển thành ung thư miệng còn có biểu hiện chán ăn, buồn nôn, sốt cao. Nếu thấy có những triệu chứng này thì không được chủ quan mà cần đi khám và điều trị kịp thời.
Cách xử lý nhiệt miệng trong trường hợp nhẹ
Với nhiệt miệng thông thường bạn có thể áp dụng một số phương pháp sau để cải thiện tình trạng cũng như ngăn ngừa tái phát bằng cách:
- Hạn chế ăn đồ cay/nóng. Nên ăn đồ có tính mát dịu, đặc biệt là rau xanh và hoa quả tươi.
- Uống nhiều nước và chia thành nhiều lần trong ngày.
- Súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 lần vào sáng và tối để diệt vi khuẩn.
- Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng quá mức.