Khi gặp t́nh trạng thiếu oxy thầm lặng (SpO2 < 94%) mà người bệnh không khó thở nhưng cần được điều trị kịp thời để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Tiến sĩ, bác sĩ Hoàng Thanh Tuấn (Phó chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Tạo h́nh Thẩm mỹ, Viện Bỏng Quốc gia), người sáng lập nhóm tư vấn hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà, cho biết, t́nh trạng thiếu oxy thầm lặng (happy hypoxia) là hiện tượng cơ thể giảm oxy máu (SpO2 < 94%) nhưng gây cảm giác chủ quan cho người bệnh v́ không thấy khó thở, nhất là người già.
T́nh trạng này trở nên phổ biến hơn khi chủng Delta xuất hiện, và ở Việt Nam không hiếm. Trong quá tŕnh hỗ trợ điều trị cho các F0 tại nhà, nhất là vào thời điểm tỷ lệ tiêm ngừa Covid-19 ở TP HCM và các địa phương miền Nam chưa cao, hiện tượng thiếu oxy máu thầm lặng hay xảy ra ở người già, người có bệnh lư nền như: tăng huyết áp hay đái tháo đường, mắc các bệnh lư hô hấp măn tính. Ngoài ra, "happy hypoxia" cũng xuất hiện ở người trẻ khi bệnh nhân không có các dụng cụ theo dơi nồng độ oxy máu chính xác, chỉ dựa vào cảm giác chủ quan như khó thở, rất khó đánh giá chính xác được t́nh trạng và diễn tiến bệnh.
Người nhiễm Covid-19 cần liên tục theo dơi chỉ số SpO2. Ảnh: Oxymetredepouls.fr
Bác sĩ Tuấn lưu ư, khó thở là cảm giác chủ quan của người bệnh, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tâm lư: căng thẳng, lo lắng hay hồi hộp sẽ gây khó thở hơn.
- Khả năng chịu đựng với nồng độ oxy máu giảm thấp: những bệnh nhân bệnh lư hô hấp măn tính sẽ có khả năng chịu đựng cao hơn mặc dù nồng độ oxy máu giảm nhưng nhiều khi vẫn chưa thấy khó thở.
- Thiết bị đo SpO2 cũng không hoàn toàn đánh giá chính xác được nồng độ oxy máu động mạch mà chỉ là một giá trị tham khảo và kết quả phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị đo.
Thiếu oxy máu thầm lặng sẽ gây ra sự chủ quan về phía người bệnh và cả người chăm sóc. Khi lượng oxy máu giảm thấp, mô không được cung cấp đủ oxy (đặc biệt là các mô "sống c̣n" như: tim, năo, thận) sẽ gây ra các phản ứng bất lợi cho cơ thể và không hồi phục nếu không được cấp cứu kịp thời như suy hô hấp, hôn mê. T́nh trạng bệnh lư Covid-19 sẽ nặng lên, mất sự điều ḥa khiến các phản ứng viêm xuất hiện nhiều hơn, tạo thành ḍng thác bệnh lư làm cho bệnh nhân rơi vào t́nh trạng nguy kịch. Ngoài ra, khi oxy máu giảm thấp, nồng độ CO2 máu cao có thể gây ức chế thân năo, gây ngưng thở (t́nh trạng bệnh nhân không thở nhưng vẫn c̣n mạch, tim đập b́nh thường) và sẽ tử vong chỉ vài phút sau đó.
Trong quá tŕnh hỗ trợ điều trị cho các F0 tại nhà, bác sĩ Tuấn đă gặp một số trường hợp đáng tiếc liên quan tới t́nh trạng thiếu oxy thầm lặng như một bệnh nhân ở độ tuổi hơn 30 tuổi. Khi hỏi kỹ hơn, người nhà cho biết trước đó, bệnh cảm thấy thoải mái, khỏe mạnh nhưng mọi thứ diễn tiến quá nhanh, không kịp cấp cứu. Một trường hợp khác là cụ ông 90 tuổi. Dù người nhà theo dơi SpO2 dưới 94% nhưng cụ ông không thấy khó thở và nhất quyết không chịu thở oxy. May mắn là sau đó, bác sĩ và người thân đă thuyết phục được cụ hợp tác điều trị và khỏe mạnh trở lại.
Để đánh giá chính xác liệu bệnh nhân có thiếu oxy máu thầm lặng hay không, đầu tiên, phải có thiết bị đo SpO2. Nếu SpO2 < 94% cho dù không khó thở, cần phải báo cho bác sĩ điều trị để có hướng xử trí tiếp theo. Trong thời gian này, người nhà vẫn phải theo dơi sát sao diễn tiến của người bệnh.
"Người bệnh không nên quá lo lắng nhưng cũng không được chủ quan. Nếu chưa được điều trị tại các bệnh viện, F0 cần phải có thiết bị SpO2 và có người nhà theo dơi. Khi thấy t́nh trạng SpO2 liên tục < 94%, người bệnh cũng như người chăm sóc cần báo cho các bác sĩ hay cơ sở y tế để tiếp cận nguồn oxy cũng như các phương pháp điều trị kịp thời. Người bệnh cũng cần ăn uống bồi bổ, nghỉ ngơi hợp lư", bác sĩ Tuấn khuyên.
VietBF@sưu tập