1/11
Công văn “ṿi” tiền “giúp đón Tết vui tươi, hoàn thành nhiệm vụ” của Ủy ban Nhân dân thành phố Thuận An gửi các doanh nghiệp trên địa bàn cho thấy chính quyền “làm giàu không khó” mỗi dịp lễ Tết.
Hôm 11/1/2022, một văn bản lan truyền trên mạng cho thấy ông Đoàn Tấn Dũng, chánh văn pḥng Ủy ban Nhân dân thành phố Thuận An, tỉnh B́nh Dương, kư công văn ṿi các doanh nghiệp trên địa bàn phải chi “500 triệu đồng” giúp văn pḥng này “đón Tết vui tươi, hoàn thành nhiệm vụ”.
Công văn Ủy ban Nhân dân thành phố Thuận An “xin đểu” các doanh nghiệp. Web screen capture
“Ăn xin khắp trong nước tới quốc tế”
Blogger Hoàng Dũng b́nh luận: “Chỉ bằng một tờ A4 thay dao súng, chúng gí vào mặt giám đốc của khoảng 20 công ty là đă có vài chục tỷ đồng. Ăn xin khắp trong nước tới quốc tế. Thật trơ trẽn!”
Facebooker Công Vinh nhận xét: “Như này gọi là xin đểu th́ đúng hơn. Kiểu như một thằng giang hồ số má tới nhẹ nhàng bảo: ‘Năm hết Tết đến rồi mà anh đói kém quá, chú xem cho anh ít đồng. Đ* m*, không cho là chết với tao!”.
Facebooker Lệ Giang cho biết: “Khi nhà nước trấn lột vô tội vạ, muốn có 500 triệu đồng để cống nộp, một công ty phải tăng giá bán sản phẩm, vậy người tiêu dùng phải mua hàng giá cao. Khi giá hàng mắc quá, dân mua không nổi hàng ế ầm th́ công ty sụp tiệm đóng cửa. Môt chính sách kinh tế nông cạn, ngu xuẩn. Một lũ cán bộ không có cái đầu, chỉ có ḷng tham và ác!”
Công văn “xin tiền tùy tâm” do ông Dương Minh Hải, chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường 5, quận 3, TP.HCM, gửi các doanh nghiệp. Web screen capture
“Số tiền tùy tâm”
Đáng lưu ư, công văn “ăn xin” nêu trên của Ủy ban Nhân dân thành phố Thuận An không phải cá biệt. Một văn bản khác được cho là của ông Dương Minh Hải, chủ tịch Ủy ban Nhân dân phường 5, quận 3, TP.HCM đề gửi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn hôm 3/1/2022 ghi: “…Ủy ban Nhân dân phường rất mong nhận được sự đóng góp và hỗ trợ về vật chất của toàn thể các cơ quan, đơn vị, hộ kinh doanh, doanh nghiệp…”
Tuy vậy, công văn này không nêu cụ thể mức “đóng góp” như Ủy ban Nhân dân thành phố Thuận An. Tức là doanh nghiệp bị ép phải cho “số tiền tùy tâm”.
Từ vài năm nay, các báo đảng đă không c̣n tường thuật những vụ doanh nghiệp bị chính quyền “xin đểu” nhân dịp Tết.
Một bài đăng trên báo Người Lao Động hồi năm 2015 viết: “Cận Tết là khoảng thời gian các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, phải căng sức gồng gánh biết bao khoản chi; nhất là vào những năm kinh tế c̣n khó khăn như giai đoạn này, gánh nặng ấy tăng gấp bội. Vậy mà họ vẫn không thoát được nạn “bị xin tiền”.
Xin tiền cũng nhiều kiểu, nhiều chiêu. Người thân của tác giả bài này có tiệm cơ khí ở quận Tân Phú, TP.HCM; cuối năm ḷng dạ rối bời lo đơn hàng, lương – thưởng Tết cho anh em thợ, vậy mà hôm nay pḥng cháy chữa cháy, ngày mai cảnh sát môi trường, ngày mốt cán bộ thuế, ngày kia thanh tra lao động cứ đ̣i gặp để “kiểm tra dịp Tết”. Chủ tiệm chỉ cần “biết ư” cán bộ một chút th́ “để sau Tết kiểm tra cũng được” (!). Thực tế, chuyện như vậy chẳng phải cá biệt.
Khó xử nhất đối với các doanh nghiệp là những khoản xin khá lớn để “hỗ trợ tổng kết ngành”. Cấp trên đề nghị, làm sao dám không chi! Phổ biến hơn cả là lấy lư do giúp người nghèo ăn Tết để xin “hỗ trợ các hoạt động chăm lo của địa phương”. Dùng cớ nhân đạo để xin tiền th́ chính đáng quá rồi, doanh nghiệp cũng khó mà từ chối nhưng có ở trong cuộc mới thấm nghịch cảnh: Nhiều công ty dù rỗng túi mà vẫn phải cố đóng góp trong khi phần nhiều từ khoản tiền đó lại được chi cho… tổng kết, liên hoan. Doanh nghiệp làm ăn giữa thời khó đă chật vật lắm rồi, đừng moi tiền của họ nữa!
Hầu hết những người đi xin chẳng thuộc diện nghèo; ngược lại, thường khấm khá và có vai vế trong xă hội. Thế nên, nói xin nhưng thật ra là… ép. Năm này xin được, năm sau xin được và năm tới nữa sẽ tiếp tục xin.
“Ăn quen, nhịn không quen”, ông bà ta đă đúc kết như vậy. Do đó, cần phải có thiết chế pháp lư cụ thể để ngăn chặn và xử lư tệ trạng này, không thể kêu gọi chung chung măi về ḷng tự trọng trong khi nhiều người đă quen tay xin tiền nào biết tự trọng là ǵ đâu!”
Định Tường
|