Khinh hạm của Đức vừa cập bến Nhà Rồng tại Sài G̣n. Vào ngày mùng 9 th́ tàu sẽ rời khỏi nơi đây. Được biết đây là chuyến thăm trong khuôn khổ sứ mệnh lần này.
Thuyền trưởng Tilo Kalski cho hay, trong chuyến đi đánh dấu sự quay lại Biển Đông lần đầu tiên của một tàu chiến Đức gần 2 thập niên, tàu Bayern không gặp phải bất kỳ sự cố đặc biệt hoặc bất thường nào.
Lễ đón tàu Bayern tại cảng Nhà Rồng sáng ngày 6.1
ĐỘC LẬP
Trong khuôn khổ sứ mệnh lần này, đến nay tàu Bayern đă hai lần đi qua Biển Đông. Lần đầu tiên từ Hàn Quốc đến Singapore, và lần thứ hai là từ Singapore đến TP.Hồ Chí Minh.
Vùng biển không quen thuộc
Từ khi rời cảnh nhà Wilhelmshaven đến nay, khinh hạm Bayern từng bị một tàu chiến Trung Quốc bám theo trong quá tŕnh khinh hạm Đức tham gia sứ mệnh theo dơi việc thi hành nghị quyết cấm vận của Liên Hiệp Quốc đối với CHDCND Triều Tiên tại biển Hoa Đông.
Mặt khác, trong hai lượt đi qua Biển Đông, tàu Bayern không phát hiện có tàu Trung Quốc đi theo, “ít nhất là trong tầm quan sát của chúng tôi”, theo Thuyền trưởng Kalski.
Cũng theo thuyền trưởng Đức, so với các sứ mệnh cụ thể tại Địa Trung Hải hoặc ngoài khơi Sừng Châu Phi, sứ mệnh lần này của tàu Bayern chủ yếu tham gia các hoạt động ngoại giao.
“Tàu Bayern di chuyển qua các vùng biển không quen thuộc. Thiếu đi sự hỗ trợ của các cấu trúc trong khuôn khổ một lực lượng đặc nhiệm hoặc sứ mệnh như từng thực hiện trước đây, Hải quân Đức trên cuộc hành tŕnh này hoàn toàn dựa vào sự hỗ trợ của các đối tác”, Thuyền trưởng Kalski cho biết.
Thuyền trưởng Tilo Kalski, chỉ huy khinh hạm Bayern đang thăm TP.Hồ Chí Minh
ĐỘC LẬP
Tàu Bayern thuộc lớp Brandenburg, được đưa vào biên chế Hải quân Đức năm 1996. Tàu được trang bị nhiều vũ khí, khí tài hiện đại như pháo Oto Melara 76 mm, hai pháo bắn nhanh Mauser BK-27 27 mm, các hệ thống tên lửa pḥng không, chống tàu, chống ngầm và tác chiến điện tử. Tàu được trang bị hai trực thăng Sea Lynx do Anh sản xuất.
Lớp tàu Brandenburg chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ chống ngầm, nhưng cũng đóng góp các sứ mệnh pḥng không, chỉ huy chiến thuật của các hạm đội, chống tàu, tác chiến điện tử.
Chuyến đi xác lập quan điểm
Qua hành tŕnh của tàu Bayern, nước Đức muốn nhấn mạnh giá trị pháp lư mang tính phổ quát của Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) 1982 cũng như ư nghĩa của tự do hàng hải. “Đi qua Biển Đông là một phần trọng tâm của chuyến hành tŕnh này”, TS.Guido Hildner, Đại sứ Đức tại Việt Nam, nhấn mạnh.
Trước câu hỏi của Thanh Niên về việc liệu sứ mệnh của tàu Bayern có đại diện cho sự chuyển biến trong chiến lược an ninh chung của EU về khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương hay không, Đại sứ Hildner cho biết: “Câu trả lời của chúng tôi là có”.
TS.Guido Hildner, Đại sứ Đức
ĐỘC LẬP
Ông cho hay, tháng 9.2020, chính phủ liên bang Đức thông qua Định hướng Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương, đóng vai tṛ chiến lược trong chính sách an ninh của Đức.
“Chúng tôi luôn hiểu rằng chiến lược của chúng tôi vào tháng 9.2020 là cú hích, tạo ra chiến lược chung của EU. Đến tháng 10.2020, EU công bố chiến lược của khối, cụ thể là Định hướng Ấn Độ Dương – Thái B́nh Dương”, theo TS. Hildner. Và chuyến thăm của tàu Bayern cũng nằm trong khuôn khổ chiến lược chung của cả khối.
Với quan điểm của Berlin là mong muốn hợp tác với tất cả các bên, Đại sứ Đức cũng xác nhận Trung Quốc có nhiều lĩnh vực mà Đức muốn hợp tác. Tuy nhiên, Trung Quốc không thể vượt qua luật lệ. Trung Quốc phải tuân thủ tất cả luật lệ như là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, UNCLOS 1982. Và Đức luôn muốn hợp tác với Trung Quốc trên cơ sở luật lệ, Đại sứ Hildner nói.
Sau khi rời cảng Nhà Rồng ngày 9.1, tàu Bayern sẽ cùng huấn luyện liên lạc và phối hợp (PASSEX) với Vùng 2 Hải quân. Qua đó, hai bên sẽ thực hiện một số khoa mục thiết lập thông tin liên lạc, di chuyển theo đội h́nh nhằm nâng cao hiểu biết lẫn nhau khi thực hiện nhiệm vụ trên biển.