Trung Quốc đang xây dựng “cảng thương mại tự do” dành riêng cho dữ liệu với tổng đầu tư 31,8 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 5 tỉ USD) tại Nam Sa, Quảng Đông, ngay giữa thời đại mà dữ liệu là nguồn tài nguyên quư báu, Trung Quốc đi trước nhiều nước, chặn lỗ hổng ngăn ḍng dữ liệu "chảy" ra ngoài biên giới.
Trong động thái mới nhất, theo nhật báo Nanfang Daily (tỉnh Quảng Đông), Trung Quốc đang xây dựng “cảng thương mại tự do” dành riêng cho dữ liệu với tổng đầu tư 31,8 tỉ Nhân dân tệ (khoảng 5 tỉ USD) tại Nam Sa, Quảng Đông.
Đây là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc đại lục nhằm tăng cường kiểm soát ḍng chảy thông tin xuyên biên giới.
Chính quyền trung ương và địa phương xác định cảng thương mại tự do dữ liệu quốc tế Nansha là dự án hạ tầng điện tử quan trọng và là dự án thử nghiệm để kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới của toàn quốc, sử dụng hệ thống cáp ngầm toàn cầu dưới biển.

Nhân viên sàn thương mại điện tử Trung Quốc JD.com theo dơi đơn hàng và xu hướng mua sắm trong ngày lễ Độc thân tại trung tâm kiểm soát dữ liệu ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Ngoài hệ thống cáp ngầm, dự án này c̣n bao gồm trung tâm xuyên biên giới, khu công nghiệp dữ liệu lớn (Big Data) và pḥng nghiên cứu viễn thông cho Khu vực Vịnh Lớn (bao gồm Hong Kong, Macau và 9 thành phố tại tỉnh Quảng Đông).
Mục đích là nhằm ủng hộ thương mại xuyên biên giới, tài chính ở nước ngoài và các ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo.
Dự án này sẽ đóng vai tṛ quan trọng trong trao đổi dữ liệu giữa Trung Quốc và thế giới bên ngoài.
Giới chức địa phương tại Nansha đă kư thoả thuận hợp tác với công ty hạ tầng điện tử China Aviation Cloud và nhiều ngân hàng để khởi động xây dựng cảng dữ liệu trên quy mô diện tích 1.800 km2, dự kiến tới năm 2025 sẽ đi vào hoạt động.
Nansha mong muốn trở thành trung tâm dữ liệu tại Khu vực Vịnh lớn và đă xây dựng nhiều cơ sở dữ liệu trong đó có 2 trung tâm vừa hoàn thành vào ngày 6/1.
Bản thân chính phủ Trung Quốc cũng khuyến khích chi tiêu cho các cơ sở dữ liệu v́ nước này mong muốn tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật số.
Trước đây, đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) nổi tiếng là trung tâm dữ liệu lớn khi nhiều công ty đa quốc gia đặt máy chủ tại đây để chạy dữ liệu thu thập được từ các hoạt động ở đại lục.
Tuy nhiên, v́ gần đây Trung Quốc ngày càng siết chặt kiểm soát ḍng chảy dữ liệu xuyên biên giới. Khoảng tháng 9, nước này công bố Luật An ninh Dữ liệu (DSL) và Luật Bảo vệ Thông tin cá nhân có hiệu lực từ ngày 1/11, nên xu hướng sử dụng Hong Kong làm trung tâm dữ liệu đă thay đổi.
Cả hai luật kê trên đều quy định mức phạt nặng tay với hành động thu thập, lưu trữ và xử lư dữ liệu phát sinh trong lănh thổ Trung Quốc một cách trái phép.
Trong đó, luật DSL liên quan tới việc bảo vệ “dữ liệu cốt lơi” liên quan tới an ninh kinh tế, quốc gia, phúc lợi của người dân hoặc lợi ích cộng đồng quan trọng.
Đầu tháng này, Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc (MIIT) cũng soạn thảo các quy định mới ngăn chặn dữ liệu của các ngành quan trọng và dữ liệu viễn thông bị lọt khỏi nước này.
Quy mô ngành dữ liệu lớn tại Trung Quốc được dự báo vượt 3 ngh́n tỉ Nhân dân tệ (tương đương 470,79 tỉ USD) tính đến cuối năm 2025, theo MIIT.