Trung Quốc sẽ trở nên cực kỳ bị động nếu Kazakhstan - huyết mạch phát triển kinh tế và nhập khẩu năng lượng bị các thế lực khác kiểm soát.
Cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất
Những ngày gần đây, hàng ngh́n người biểu t́nh giận dữ đă xuống đường ở Kazakhstan, tạo ra cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất làm rung chuyển quốc gia Trung Á.
Sự kiện này là một thách thức rơ ràng đối với Tổng thống Kassym-Jomart Tokayev, người mới lên cầm quyền chưa đầy ba năm. Sự kiện này cũng đang gây bất ổn cho một khu vực vốn đă biến động bởi cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng của Mỹ-Nga.
Những h́nh ảnh ghi nhận tại hiện trường vào ngày 5/1 cho thấy, đám đông xông vào ṭa nhà chính phủ chính ở thành phố lớn nhất Almaty, trong khi nhiều người khác đốt xe cảnh sát và phóng hỏa các trụ sở của đảng cầm quyền Nur Otan.
Sự bất măn với giá nhiên liệu tăng vọt đă làm bùng lên các cuộc biểu t́nh. Tuy nhiên, theo The New York Times (Mỹ), thực chất, các cuộc biểu t́nh có nguồn gốc sâu xa hơn, người biểu t́nh hướng những chỉ trích vào chính phủ, chênh lệch giai cấp xă hội, phân cấp giàu nghèo ngày càng trầm trọng hơn do đại dịch, cũng như nạn tham nhũng phổ biến dẫn đến sự giàu có tập trung trong một tầng lớp tinh hoa.
Khi các cuộc biểu t́nh leo thang, những người biểu t́nh đă mở rộng yêu cầu của họ từ giá nhiên liệu thấp hơn đến các vấn đề chính trị như thay đổi hệ thống bổ nhiệm lănh đạo địa phương hiện tại.

Người biểu t́nh ở Almaty ngày 5/1. Ảnh: EPA
Các ông lớn "xanh mặt"
Nằm giữa Nga và Trung Quốc, Kazakhstan là quốc gia không giáp biển lớn nhất thế giới, với dân số chỉ 19 triệu người nhưng có diện tích lớn hơn toàn bộ Tây Âu.
Các cuộc biểu t́nh của nước Trung Á này có ư nghĩa quan trọng bởi v́ quốc gia này trước đây được coi là trụ cột của sự ổn định chính trị và kinh tế trong một khu vực bất ổn.
T́nh h́nh ở Kazakhstan cũng rất quan trọng với Nga, v́ Kazakhstan luôn là đồng minh với Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin coi đất nước này là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của Nga.
Đối với Điện Kremlin, những sự kiện này là một thách thức đối với chính phủ nước láng giềng. Đây là cuộc biểu t́nh thứ ba tại một đồng minh của Nga kể từ khi các cuộc biểu t́nh nổ ra ở Ukraine vào năm 2014 và Belarus vào năm 2020. Sự hỗn loạn có thể làm xói ṃn ảnh hưởng của Moscow trong khu vực khi Nga đang t́m cách tạo ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị.
NYT cho rằng, các cuộc biểu t́nh ở Kazakhstan có thể dẫn tới làn sóng biểu t́nh của lực lượng đối lập ở các nước khác thuộc Liên Xô cũ, điều này ảnh hưởng không hề tích cực tới Nga.
Kazakhstan cũng quan trọng đối với Mỹ, v́ nước này đă nổi lên như một quốc gia quan trọng trong mối quan tâm về năng lượng của Mỹ. Hiện nay, hai công ty dầu khí lớn của Mỹ là Exxon Mobil và Chevron đă đầu tư hàng chục tỷ USD vào miền tây Kazakhstan, khu vực bắt đầu bất ổn trong tháng này.
Mặc dù có quan hệ chặt chẽ với Nga, chính phủ Kazakhstan vẫn duy tŕ mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ ở Kazakhstan được coi là đối trọng của Mỹ với ảnh hưởng của Nga.
Trong khi đó, theo Hội Nghiên cứu Văn hóa Quân sự Trung Quốc, Kazakhstan là pháo đài trong kênh năng lượng của Trung Quốc. Nếu hỗn loạn xảy ra ở Kazakhstan, nó chắc chắn sẽ đe dọa nguồn cung cấp năng lượng của miền Tây Trung Quốc. Và nếu huyết mạch phát triển kinh tế và nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc bị các thế lực khác kiểm soát, Trung Quốc sẽ rơi vào t́nh thế cực kỳ bị động.
VietBF @ Sưu tầm