“Mặt trời nhân tạo” của Trung Quốc lập kỷ lục mới về thời gian duy tŕ nhiệt độ cao, thời gian dài nhất từ trước tới nay.
Truyền thông nhà nước đưa tin, Trung Quốc đă đạt được đột phá mới trong nỗ lực t́m kiếm điện sạch từ năng lượng nhiệt hạch, khi "Mặt trời nhân tạo" lập kỷ lục mới về thời gian duy tŕ nhiệt độ cao liên tục.
Theo Tân Hoa Xă, ḷ phản ứng tổng hợp hạt nhân Experimental Advanced Superconducting Tokamak (EAST), hay c̣n gọi là "Mặt trời nhân tạo", đă duy tŕ plasma nóng ở nhiệt độ 70 triệu độ C trong thời gian 1.056 giây (17 phút 36 giây). Đây là thời gian "Mặt trời nhân tạo" hoạt động lâu nhất từ trước tới nay.
EAST từng đạt được kỷ lục quan trọng hồi tháng 5 khi duy tŕ ở nhiệt độ 120 triệu độ C trong 101 giây. Trong thí nghiệm giữa năm 2021, "Mặt trời nhân tạo" đă đạt được nhiệt độ cao nhất là 160 triệu độ C trong 20 giây tiếp theo, nóng hơn mặt trời thật gấp 10 lần.
Gong Xianzu, nhà nghiên cứu tại Viện Vật lư Plasma thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (CAS), cho biết: "Đây là mục tiêu cho những giai đoạn khác nhau. Hoạt động gần đây đặt nền tảng khoa học và thí nghiệm vững chắc cho việc vận hành một ḷ phản ứng nhiệt hạch".
EAST được gọi là "Mặt trời nhân tạo" v́ nó sử dụng khí hydro và deuteri làm nhiên liệu để mô phỏng phản ứng tổng hợp hạt nhân, tạo ra năng lượng như mặt trời thật.
Năng lượng nhiệt hạch được coi là "năng lượng ưu việt" cho một tương lai trung ḥa carbon v́ khí hydro và deuteri có nhiều trên trái đất là ít phát thải hơn.
EAST nằm ở Hợp Ph́, tỉnh An Huy, là một trong ba ḷ phản ứng nhiệt hạch đang hoạt động tại Trung Quốc. Các ḷ phản ứng nhiệt hạch khác nằm ở Thành Đô, phía tây nam Trung Quốc và trung tâm thành phố Vũ Hán.
Giám đốc Viện Vật lư Plasma Song Yuntao cho biết: "Thí nghiệm một lần nữa thách thức kỷ lục thế giới. Chúng tôi hoàn toàn nắm bắt được công nghệ, thúc đẩy nó đến một bước tiến lớn từ nghiên cứu cơ bản đến các ứng dụng kỹ thuật".
Tuy nhiên, mặc cho những cuộc t́m kiếm kéo dài hàng thập kỷ của các nhà khoa học trên thế giới, các ḷ phản ứng nhiệt hạch c̣n rất xa vời so với thực tế. Theo Tân Hoa Xă, hai thách thức chính là giữ nhiệt độ cao trên 100 triệu độ và hoạt động ổn định trong thời gian dài.
Mỹ, châu Âu, Nga và Hàn Quốc cũng đang thực hiện những nỗ lực tương tự. Trung Quốc cũng nằm trong số 35 quốc gia tham gia siêu dự án Ḷ phản ứng Thí nghiệm Nhiệt hạch quốc tế (ITER) ở Pháp.
VietBF @ Sưu tầm