Theo một cựu quan chức cấp cao CIA cho biết, mục đích của nhóm đặc trách trên là thảo luận kỹ lưỡng về cách thức “loại bỏ Qassem Soleimani” khỏi hội đồng lănh đạo quân sự Iran, sau khi việc Iran giết chết một công dân Mỹ là “lằn ranh đỏ” đối với Tổng thống Donald Trump và giữ vai tṛ như “giọt nước làm tràn ly” dẫn tới quyết định phải hạ sát tướng Soleimani.
Tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đă bị Mỹ sử dụng máy bay không người lái sát hại ở Thủ đô Baghdad, Iraq vào ngày 3/1/2020.
Tin tức về cái chết của tướng Soleimani đă gây chấn động toàn thế giới nhưng kế hoạch ám sát ông không phải ai cũng tỏ tường và nó đă được định h́nh ngay từ những ngày đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
MỤC TIÊU TIẾN VÀO “VÙNG CHẾT” TRƯỚC HỌNG SÚNG VÀ TÊN LỬA MỸ
Không lâu sau khi Mike Pompeo nắm quyền lănh đạo Cục t́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) vào năm 2017, ông này đă thành lập một nhóm các lănh đạo chóp bu, những nhân vật phụ trách an ninh - t́nh báo hàng đầu, để triển khai kế hoạch, trong đó có Giám đốc Trung tâm Chống Khủng bố và Trung tâm Tác chiến Đặc biệt bán quân sự của CIA.
Một cựu quan chức cấp cao CIA cho biết, mục đích của nhóm đặc trách trên là thảo luận kỹ lưỡng về cách thức “loại bỏ Qassem Soleimani” khỏi hội đồng lănh đạo quân sự Iran.
Một số quan chức CIA muốn che giấu “bàn tay đen” của Mỹ trong bất kỳ hoạt động ám sát nào như vậy đă thảo luận chi tiết về nhiều kế hoạch khả thi khác nhau. Cũng có người phản đối việc giết hại tướng Soleimani v́ lo lắng về tính hợp pháp của chiến dịch.
Đáp lại, ông Pompeo tỏ ra rất cương quyết: “Không phải lo lắng về việc điều đó. Hợp pháp hay không là công việc của các luật sư”.
V́ biết Mike Pompeo có quan hệ gần gũi với Tổng thống Trump như thế nào, các quan chức CIA đă thảo luận vấn đề một cách rất nghiêm túc. CIA sau đó đă bắt tay vào lập kế hoạch chi tiết cho sứ mệnh bí mật “trừ khử” tướng Soleimani.

Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Mike Pompeo tại phiên điều trần của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện vào ngày 28 tháng 2 năm 2020. Ảnh: Bloomberg
Mọi việc trở nên cấp bách hơn từ giữa tháng 11 và đặc biệt là từ cuối tháng 12/2019 khi các lực lượng ủy nhiệm của Iran tấn công giết chết một nhà thầu hợp đồng người Mỹ ở phía Bắc Iraq.
Nhà Trắng triệu tập một cuộc họp khẩn với sự tham dự của gần như tất cả các quan chức cấp cao trong chính quyền Donald Trump: Cố vấn an ninh quốc gia (NSC) Robert O’Brien; Phó cố vấn an ninh quốc gia Matt Pottinger; Robert Greenway - Giám đốc cấp cao về Trung Đông; Brian Hook - đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ về Iran; Keith Kellogg - Cố vấn an ninh quốc gia của Phó Tổng thống Pence; Chris Miller, quan chức chống khủng bố hàng đầu của NSC.
Theo các cựu quan chức Nhà Trắng, việc Iran giết chết một công dân Mỹ là "lằn ranh đỏ" đối với ông Trump và giữ vai tṛ như "giọt nước làm tràn ly" dẫn tới quyết định phải hạ sát tướng Soleimani.
Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt đă đệ tŕnh Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ (NSC) bốn lựa chọn: Tiêu diệt Soleimani bằng súng bắn tỉa tầm xa; triển khai một đội biệt kích chiến thuật trên bộ để tấn công xe chở ông ta; dàn dựng một vụ nổ bằng thiết bị nổ tự chế; và tiến hành một vụ không kích để giết hại nhà lănh đạo Iran.
Các quan chức NSC nhanh chóng chốt hạ phương án trước sự ngạc nhiên của những người thuộc Bộ Chỉ huy Chiến dịch Đặc biệt Mỹ. Sau đó, các phương án thực thi đă được đặt lên bàn làm việc của Tổng thống Trump để ông ra quyết định cuối cùng.

Thiếu tướng Qassem Soleimani - chỉ huy lực lượng Đặc nhiệm Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) bị Mỹ ám sát hôm 3/1/2020. Ảnh: BI
ÔNG TRUMP NHẬN BÁO CÁO: “HỌ ĐĂ ĐI RỒI, THƯA NGÀI!”
Từ cuối tháng 12/2019, các thành viên Lực lượng Đặc nhiệm Delta cùng một số đơn vị biệt kích khác bắt đầu đổ bộ xuống Thủ đô Baghdad của Iraq theo từng nhóm nhỏ.
Lực lượng đặc nhiệm người Kurd, những người đóng vai tṛ quan trọng trong vụ ám sát cũng đă xâm nhập Sân bay Quốc tế Baghdad vào thời điểm đó, hoạt động bí mật với tư cách là những người xử lư hành lư và các nhân viên hỗ trợ mặt đất.
Giới chức Quân đội Mỹ từ chối tiết lộ con số chính xác nhưng đây được đánh giá là chiến dịch đặc biệt phức tạp, đ̣i hỏi một kế hoạch triển khai nhân sự đáng kể. Cựu quyền Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Chris Miller nói rằng “đó là một công tác chuẩn bị tinh vi nhất” mà Lầu Năm Góc từng thực hiện trong các hoạt động chống khủng bố.
Đêm 2/1/2020 là một buổi tối mát mẻ và phía Đông Nam sân bay quốc tế Baghdad đă được lệnh đóng cửa để phục vụ cho “một cuộc tập trận huấn luyện quân sự”, hoặc chính phủ Iraq đă được thông báo như vậy.
Ba đội bắn tỉa vào trị trí cách “vùng tiêu diệt” (đường vào sân bay) từ khoảng 500m - 800m. Một trong những tay súng bắn tỉa được trang bị kính ngắm có gắn camera phát trực tiếp trở lại Đại sứ quán Mỹ ở Baghdad, nơi đặt sở chỉ huy lực lượng đặc nhiệm mặt đất Delta.
Chuyến bay từ Damascus, Syria chở theo tướng Soleimani cuối cùng cũng hạ cánh sau nửa đêm rạng sáng ngày 3/1/2020, chậm hơn vài giờ so với kế hoạch.
Ba máy bay không người lái (UAV) của Quân đội Mỹ đă có mặt trên không. Khi chiếc máy bay hạ cánh xuống và lăn bánh trên đường băng, một trong những đặc nhiệm người Kurd cải trang thành nhân viên mặt đất hướng dẫn máy bay dừng lại.
Khi mục tiêu bước xuống máy bay, nhóm đặc nhiệm người Kurd đóng vai nhân viên xử lư hành lư cũng có mặt để xác định danh tính.

Thi thể tướng Qassem Soleimani bốc cháy bên cạnh chiếc xe chở ông. Ảnh: Fox News
Tướng Soleimani đă đến sân bay quốc tế Baghdad! Đoàn tùy tùng chở ông bước lên hai chiếc xe tiến về phía “vùng tiêu diệt”, nơi các tay súng bắn tỉa của Lực lượng Delta đang chờ sẵn.
Hai chiếc xe, một chiếc chở tướng Soleimani, tấp vào lề đường để rời sân bay. Ba đội bắn tỉa của Lực lượng Delta đă sẵn sàng, các chốt an toàn được mở, các ngón tay nhẹ nhàng đặt lên c̣ súng. Phía trên, ba máy bay không người lái lướt qua bầu trời đêm, hai chiếc được trang bị tên lửa Hellfire.
Khi các đặc vụ Delta và đồng minh người Kurd đă định vị tại sân bay Baghdad th́ tại Washington, DC, một nhóm nhỏ các quan chức hàng đầu nước Mỹ cũng đă tập trung tại Pḥng T́nh Huống (Situation Room) để chuẩn bị cho cuộc không kích.
Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Mark Esper, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley và Ngoại trưởng Mike Pompeo theo dơi sự kiện từ Lầu Năm Góc.
Tổng thống Donald Trump khi đó đang ở Mar-a-Lago (Florida) được cập nhật diễn tiến vụ việc bằng một đường truyền âm thanh đặc biệt kết nối Pḥng T́nh Huống. Cùng có mặt với ông là Cố vấn an ninh quốc gia O'Brien, người đă lặng lẽ cắt ngắn kỳ nghỉ Giáng sinh ở Palm Springs, California để bay đến Florida.
Khi hai chiếc xe của đoàn tháp tùng tướng Soleimani di chuyển vào “vùng tiêu diệt”, hai tên lửa Hellfire được lệnh khai hỏa phóng thẳng xuống xe của tướng Soleimani.
Trong bài phát biểu sau sự kiện với các nhà tài trợ của Đảng Cộng ḥa tại Mar-a-Lago, ông Trump đă mô tả chi tiết sự việc khi lắng nghe các quan chức Lầu Năm Góc báo cáo t́nh h́nh.
“Chúng đang ở cùng nhau rồi, thưa Ngài”, ông Trump kể lại. “Thưa Ngài, chúng c̣n 2 phút 11 giây. Chúng c̣n 2 phút 11 giây nữa để sống, thưa Ngài. Chúng đang ở trong xe. Chúng đang di chuyển trên một chiếc xe bọc thép. Thưa Ngài, chúng c̣n khoảng một phút nữa để sống. 30 giây. 10, 9, 8 ... Bùm, kết thúc!”
“Họ đă đi rồi, thưa Ngài,” ông Trump nhớ lại câu nói chính thức cuối cùng.