12/29
Việt Nam là một trong những trung tâm sản xuất trọng yếu của châu Á và cũng là quốc gia chuyên sản xuất hàng hóa cho một số thương hiệu lớn của châu Âu về mảng kỹ thuật, hàng may mặc và đồ thể thao.
Theo tờ Taipei Times, dịch COVID tại Việt Nam đă góp phần khiến việc vận chuyển iPhone 13 bị chậm trễ cũng như gây ra t́nh trạng gián đoạn chuỗi cung ứng của mọi mặt hàng từ xe Toyota đến rèm cửa IKEA. Tuy nhiên, trên thực tế, công nhân nhà máy mới là lực lượng chịu tác động trực tiếp từ cuộc khủng hoảng.
Vào tháng 7, khi các trường hợp nhiễm COVID-19 tăng đột biến, một lệnh phong tỏa nghiêm ngặt đă được áp dụng trên khắp các khu vực công nghiệp, cấm mọi người rời khỏi nhà, kể cả v́ lư do mua thực phẩm. Hàng trăm ngh́n công nhân đă phải chuyển đến sinh hoạt tại các nhà máy để thực hiện chính sách “ba tại chỗ”, bao gồm ăn, ngủ, làm việc tại nhà máy.
Đối với những công nhân bị mất việc do nhà máy đóng cửa trong thời gian phong tỏa, họ bị mắc kẹt trong những căn pḥng cho thuê, vừa không thể kiếm sống, vừa không thể trở về quê nhà. Khi các hạn chế di chuyển được dỡ bỏ vào đầu tháng 10, nhiều công nhân quyết định rời khỏi các khu công nghiệp để trở về quê. Trước t́nh trạng quá nhiều công nhân nghỉ việc, các nhà máy hiện đang đối mặt với t́nh trạng thiếu nhân công đáng kể. Nhiều người dự định sẽ ở lại quê nhà ít nhất cho đến Tết Nguyên Đán.
Ông Mohamed Faiz Nagutha, nhà kinh tế tại Ngân hàng Bank of America Securities cho biết, khó có khả năng sản xuất sẽ trở lại mức b́nh thường cho đến cuối tam cá nguyệt đầu tiên của năm 2022.
|