Dù c̣n nhiều tranh luận, các nhà khoa học hầu hết đồng ư liều tăng cường đủ sức bảo vệ người dùng trước các biến chủng.
Omicron mang hơn 50 đột biến gene, khoảng 30 trong đó là ở protein gai nằm trên bề mặt virus. Những thay đổi này giúp virus vượt qua kháng thể, song chúng không né được vaccine hoàn toàn.
Hệ miễn dịch của con người có nhiều tuyến pḥng thủ. Sau các tế bào bạch cầu và kháng thể trung ḥa, virus đối mặt tế bào B và tế bào T. Những chiến binh này t́m kiếm, ghi nhớ và tiêu diệt những tế bào nhiễm bệnh.
Các thử nghiệm sơ bộ từ Pfizer và Moderna đều hứa hẹn. Liều tăng cường cung cấp nhiều kháng thể trung ḥa hơn để chống lại virus. Liều ba vaccine Pfizer giúp tăng lượng kháng thể lên 25 lần, nâng mức bảo vệ chống biến chủng lên 95%, hiệu quả tương đương hai liều đầu tiên trước chủng virus gốc.
Liều tăng cường vaccine Moderna cũng cải thiện khả năng trung ḥa biến chủng Omicron so với hai mũi trước đó. Nghiên cứu của hăng cho thấy kháng thể trong máu các t́nh nguyện viên được tiêm liều tăng cường có thể ngăn ngừa cả Omicron và Delta. Mũi vaccine tăng cường có công thức giống với hai mũi đầu tiên. Song vaccine Moderna mũi nhắc lại chỉ được tiêm nửa liều.
Không có loại vaccine nào hiệu quả 100%. Nhiều người vẫn nhiễm nCoV sau khi tiêm chủng. Nếu điều này xảy ra, hệ miễn dịch của bệnh nhân tiếp tục hoạt động để loại bỏ virus. Đây là lư do tại sao người đă tiêm đủ liều vaccine hoặc tiêm mũi tăng cường có nguy cơ chuyển nặng, nhập viện thấp hơn.
Có vaccine tăng cường dành riêng cho Omicron?
Kể từ khi Omicron xuất hiện, các hăng dược nhanh chóng nghiên cứu điều chỉnh vaccine hiện có hoặc phát triển loại vaccine dành cho biến chủng. Song c̣n quá sớm để biết liệu nó có cần thiết hay không.
Các báo cáo sơ bộ cho thấy Omicron lây lan nhanh, nhưng triệu chứng ít nghiêm trọng. Dù vậy, biến chủng mới được phát hiện vài tuần. Các nhà khoa học sẽ cần từ ba đến 4 tháng để phát triển loại vaccine cho biến chủng và xác định thời gian tiêm. Theo các chuyên gia, chiến lược tốt nhất là tiêm liều tăng cường sẵn có.
Một người phụ nữ được tiêm liều thứ ba vaccine Pfizer tại hiệu thuốc ở Schwenksville, Pennsylvania, Mỹ, ngày 14/8. Ảnh: Reuters
Người đă nhiễm nCoV có cần tiêm liều tăng cường?
Các chuyên gia thế giới khuyến nghị tiêm liều vaccine tăng cường với cả người từng mắc Covid-19. Dữ liệu ban đầu của Nam Phi cho thấy các kháng thể từ nhiễm bệnh tự nhiên không đủ để ngăn chặn biến chủng Omicron một cách nhất quán.
Các nhà khoa học Nam Phi ngày 3/12 cho biết nguy cơ tái nhiễm biến chủng Omicron cao gấp ba lần so với Delta hoặc Beta.
Theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người nhiễm nCoV gần đây nên chờ khoảng 4 tuần sau khi âm tính mới tiêm liều tăng cường. Người đă điều trị kháng thể đơn ḍng cần đợi 90 ngày.
Thời điểm tiêm liều tăng cường
CDC Mỹ hôm 30/11 nâng cao khuyến nghị về liều vaccine tăng cường, khẳng định "người dân từ 18 tuổi trở lên nên tiêm mũi nhắc lại" 6 tháng sau khi tiêm vaccine Moderna, Pfizer/BioNTech, hoặc hai tháng đối với vaccine Johnson & Johnson.
Sau tiêm bao lâu liều tăng cường phát huy tác dụng?
Cơ thể người sinh miễn dịch trong khoảng một tuần đến 10 ngày sau khi tiêm liều vaccine đầu tiên. Song liều vaccine tăng cường sẽ phát huy tác dụng chỉ sau vài ngày.
Ở người đă tiêm đủ hai liều vaccine, hệ miễn dịch hoạt động mạnh ngay sau khi phát hiện virus. Quá tŕnh này tương tự khi tiêm liều tăng cường. V́ đă làm quen với mầm bệnh trước đó, cơ thể sản sinh kháng thể nhanh hơn nhiều trong liều thứ ba (với vaccine Pfizer, Moderna) và liều thứ hai (với vaccine Johnson & Johnson). Sau khi tiêm nhắc lại, hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ từ 10 đến 14 ngày tiếp theo. V́ vậy, chuyên gia khuyến nghị cộng đồng tiêm chủng càng sớm càng tốt.
Tác dụng phụ khi tiêm vaccine tăng cường
Phản ứng phụ sau tiêm vaccine tăng cường giống với hai liều đầu tiên. Người dùng chủ yếu bị đau nhức vùng tiêm, triệu chứng nhẹ đến trung b́nh, CDC cho biết.
Một khảo sát từ Israel cho thấy 88% người tiêm liều thứ ba vaccine Pfizer có cảm giác "tương tự hoặc tốt hơn" so với liều hai. Khoảng một phần ba trong đó báo cáo tác dụng phụ, phổ biến nhất là đau bắp tay. Chỉ 1% phải đến gặp bác sĩ v́ các biểu hiện nghiêm trọng hơn.
Tiêm trộn vaccine trong liều tăng cường
Cơ quan quản lư và hầu hết chuyên gia trên thế giới ủng hộ tiêm trộn vaccine Covid-19. Cục Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) gần đây cho phép kết hợp một trong ba loại vaccine Covid-19 là Pfizer, Moderna hoặc Johnson & Johnson bất kể hai liều đầu tiên là ǵ.
Một nghiên cứu gần đây ở Anh đăng trên tạp chí Lancet cho thấy với những người tiêm mũi cơ bản bằng vaccine AstraZeneca hay Pfizer, mũi tăng cường sau mũi 2 (từ 10 đến 12 tuần) bằng loại vaccine nào cũng đều hiệu quả, nhưng mũi ba bằng vaccine mRNA (Pfizer/Moderna) giúp tạo miễn dịch tế bào T tốt nhất.