Trong khi hầu hết người dân Anh xé tấm giấy bọc quà vào ngày 25/12, Hoàng gia Anh lại chọn thời điểm khác để cùng nhau chia sẻ một trong những truyền thống phổ biến nhất này dịp Giáng sinh.
Hoàng gia Anh đi lễ nhà thờ ở Sandringham năm 2018. Ảnh: PA
Sau khi tập trung về bất động sản Sandringham của Nữ hoàng Elizabeth II, các thành viên hoàng gia sẽ ngồi xuống cùng nhau và mở quà vào khoảng 18h ngày Noel (tức 24/12). Họ lựa chọn bóc quà sớm hơn vài tiếng so với hầu hết các gia đ́nh khác ở Anh là do ảnh hưởng từ lịch sử nước Đức. Theo Express, người dân Đức thường tổ chức Giáng sinh và trao đổi quà vào đêm Noel.
Chia sẻ về truyền thống trên, chuyên gia Robert Jobson tiết lộ các thành viên Hoàng gia Anh đă bắt đầu tặng quà nhau vào đêm Noel do Hoàng tử Albert từng thuyết phục Nữ hoàng Victoria áp dụng truyền thống của người Đức từ thế kỷ 19.
"Vào đêm Noel, khi đại gia đ́nh tập trung đông đủ, các cháu và chắt của Nữ hoàng sẽ hoàn thiện nốt khâu trang trí cây thông cao hơn 6 m trong pḥng White Drawing Room ở Điện Buckingham. Vào giờ thưởng trà hôm đó, các thành viên hoàng gia sẽ cùng mở quà do họ vẫn tuân theo truyền thống của người Đức từ bao lâu nay. Quà được đặt trong pḥng Red Drawing Room, trên chiếc bàn được trải tấm vải lanh màu trắng với những tấm thẻ đánh dấu chính xác vị trí cần đặt quà", Jobson nói.
Sau nghi thức tặng quà, Hoàng gia Anh sẽ mặc vest hoặc trang phục dạ hội để ăn tiệc. Một bữa trưa truyền thống với món gà tây cũng sẽ được phục vụ ở Sandringham ngày 25/12 sau khi đại gia đ́nh dự nghi lễ Giáng sinh tại nhà thờ Mary Magdalene.
Tuy nhiên, việc mở quà vào đêm 24/12 không phải là truyền thống duy nhất có nguồn gốc từ Đức du nhập sang nước Anh. Trên thực tế, quyết định trưng cây thông Noel trong Hoàng gia cũng bị ảnh hưởng từ văn hóa nước này. Nữ hoàng Victoria và chồng - Hoàng tử Albert từng phổ biến việc trang trí cây thông Noel ở Anh nhân dịp Giáng sinh vào thế kỷ 19. Truyền thống này được cho là bắt nguồn từ khi Vua George III và Công nương Charlotte - vợ người Đức của ông áp dụng tục lệ trang trí cây thông từ cuối thế kỷ 18.