Theo như tháng trước, sau khi Đài Loan mở văn pḥng đại diện tại thủ đô Vilnius của Litva, Trung Quốc đă công bố quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao với quốc gia châu Âu nhỏ bé này, khiến Trung Quốc vừa bị tố có hành vi gây sức ép nhằm khiến các công ty đa quốc gia cắt đứt quan hệ với Litva sau những lùm xùm liên quan đến đảo Đài Loan.
Cụ thể, Reuters ngày 9/12 dẫn lời một quan chức chính phủ và hội doanh nghiệp của Litva cho biết gần đây Trung Quốc đă yêu cầu các công ty đa quốc gia tẩy chay Litva nếu không muốn phải đứng ngoài thị trường Trung Quốc.
Tháng trước, sau khi Đài Loan mở văn pḥng đại diện tại thủ đô Vilnius của Litva, Trung Quốc đă công bố quyết định hạ cấp quan hệ ngoại giao với quốc gia châu Âu nhỏ bé này. Sự việc càng được chú ư hơn khi đây là văn pḥng đại diện đầu tiên sau 18 năm của Đài Loan tại châu Âu.
Trung Quốc coi Đài Loan là phần lănh thổ không thể tách rời và sẵn sàng sử dụng vũ lực nếu cần thiết để thống nhất Đài Loan.
Reuters dẫn lời Thứ trưởng ngoại giao Litva Mantas Adomenas cho biết một số công ty đă hủy hợp đồng với các nhà cung cấp của nước này: "(Trung Quốc) đă gửi thông điệp tới các công ty đa quốc gia rằng nếu họ sử dụng các phụ tùng, linh kiện từ Litva th́ họ sẽ không được phép bán sang thị trường Trung Quốc hoặc lấy nguồn cung cấp ở Trung Quốc nữa".
Ngoài ra, Thứ trưởng Adomenas cũng nói rằng Trung Quốc cũng đang cắt giảm xuất khẩu sang Litva, tuy nhiên: "Chúng tôi sẽ không cúi đầu trước sức ép này [của Trung Quốc]".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 9/12 tái khẳng định nước này tuân thủ các quy tắc thương mại quốc tế, và một lần nữa chỉ trích Litva về lập trường của họ đối với đảo Đài Loan.
Ông Uông lên án hành động của Litva đă "làm tổn hại nghiêm trọng đến chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Trung Quốc, đồng thời khởi xướng một tiền lệ nghiêm trọng trong cộng đồng quốc tế".
"Trung Quốc kiên quyết bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lănh thổ và các lợi ích cốt lơi của ḿnh", người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này nhấn mạnh.
Đài Loan có các văn pḥng đại diện khác ở Châu Âu và Mỹ nhưng những nơi này sử dụng tên của thành phố Đài Bắc để tránh quy về ḥn đảo, khác với văn pḥng đại diện mới ở Vilnius.

Ảnh: Reuters
"Điều đau đớn nhất"
Kim ngạch thương mại trực tiếp của Litva khá khiêm tốn, nhưng nền kinh tế dựa vào xuất khẩu của quốc gia châu Âu này là nơi có hàng trăm công ty sản xuất hàng hóa như đồ nội thất, thực phẩm và quần áo cho các công ty đa quốc gia bán sang Trung Quốc.
Đầu tư của Trung Quốc vào Litva năm 2020 ước tính chỉ khoảng 70 triệu bảng Anh (92,4 triệu USD), chiếm khoảng 0,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Litva.
Cơ sở dữ liệu COMTRADE của Liên Hợp Quốc về thương mại quốc tế cho thấy giá trị xuất khẩu của Trung Quốc sang Litva đạt 1 tỷ bảng Anh (1,3 tỷ USD) vào năm 2020, trong khi giá trị hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu của Litva là 258 triệu bảng Anh (314 triệu USD).
Liên đoàn công nghiệp Litva, tổ chức đại diện cho hàng ngh́n công ty của nước này, đă xác nhận một số công ty đa quốc gia mua hàng hóa từ các nhà cung cấp địa phương đang bị Trung Quốc nhắm đến.
Chủ tịch Liên đoàn, ông Vidmantas Janulevicius, cho biết: "Tuần này là lần đầu tiên chúng tôi chứng kiến Trung Quốc gây áp lực trực tiếp đối với một nhà cung cấp để yêu cầu họ từ bỏ hàng hóa do Litva sản xuất. Trước đây, đó chỉ là những lời đe dọa, nhưng bây giờ chúng đă trở thành hiện thực."
Ông Janulevicius tiết lộ thêm: "Đối với chúng tôi, điều đau đớn nhất là đó là một công ty châu Âu. Nhiều doanh nghiệp của Litva là nhà cung cấp cho các công ty như vậy."
Một quan chức cấp cao của chính phủ cho biết Litva đang xem xét việc thành lập một quỹ để bảo vệ các công ty địa phương khỏi những đ̣n trả đũa của Trung Quốc, Reuters cho hay.
Được biết, Litva cũng đă kêu gọi Ủy ban châu Âu hỗ trợ, và EU cho biết hôm 8/12 rằng họ sẵn sàng "đứng lên chống lại mọi loại áp lực chính trị và các biện pháp cưỡng chế" đối với bất kỳ thành viên nào trong liên minh./.