Chuyên gia cảnh báo kinh tế Trung Quốc rơi vào t́nh trạng đáng báo động, giảm phát cận kề. Hiện tượng giảm phát là t́nh trạng nền kinh tế cùng lúc xảy ra 2 hiện tượng, đó là các hoạt động kinh tế tŕ trệ trong khi giá cả leo thang.
Nhiều chuyên gia nhận định nền kinh tế Trung Quốc đang xuất hiện nhiều dấu hiệu của t́nh trạng giảm phát. Giá cả tiếp tục tăng nhanh nhưng các số liệu mới nhất cho thấy hoạt động sản xuất đang giảm tốc đáng kể.
Theo số liệu chính thức được công bố hôm qua, hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc đă suy giảm mạnh hơn dự báo trong tháng 10. Chỉ số PMI tháng 10 giảm xuống c̣n 49,2 điểm, dưới ngưỡng 50 điểm phân cách giữa suy giảm và mở rộng. Đây cũng là tháng giảm thứ 2 liên tiếp.
Đề xuất "thịnh vượng chung" của ông Tập khiến giới kinh doanh hàng xa xỉ bất an
Theo Zhang Zhiwei, chuyên gia kinh tế trưởng Pinpoint Asset Management, đây là mức thấp nhất kể từ năm 2005 nếu ngoại trừ những thời kỳ đặc biệt như khủng hoảng tài chính 2008 và tháng 2 năm ngoái, khi đại dịch bùng lên ở Trung Quốc.
Ngược lại, chỉ số giá xuất xưởng lại tăng lên mức cao nhất kể từ 2016.
"Đây là những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang trải qua t́nh trạng giảm phát", Zhang viết trong báo cáo gửi tới khách hàng hôm qua.
Giảm phát là t́nh trạng nền kinh tế cùng lúc xảy ra 2 hiện tượng: các hoạt động kinh tế tŕ trệ trong khi giá cả leo thang. Thế giới ghi nhận giảm phát lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970, khi cú sốc giá dầu khiến giá cả tăng vọt nhưng tăng trưởng GDP giảm mạnh.
"Một dấu hiệu đáng lo ngại là làn sóng tăng giá nguyên liệu đầu vào đă bắt đầu ảnh hưởng đến giá xuất xưởng. Lạm phát giá đầu vào đă ở mức cao trong nhiều tháng nay do giá hàng hóa nguyên liệu tăng cao, nhưng giá đầu ra tăng vọt trong tháng 10 là hiện tượng đáng báo động", Zhang viết.
Áp lực lạm phát đang lan từ các doanh nghiệp upstream sang downstream. Trong khi nhóm "upstream" trực tiếp sử dụng những nguyên liệu đầu vào cần thiết để sản xuất hàng hóa, "downstream" là các doanh nghiệp gần hơn với người tiêu dùng, nơi sản phẩm được hoàn thiện và phân phối.
Raymond Yeung, chuyên gia kinh tế trưởng tại ANZ, nhận định trong chương tŕnh "Squawk Box Asia" của CNBC rằng ngành công nghiệp của Trung Quốc hiện đang ở trong t́nh thế rất khó khăn.
Các lănh đạo doanh nghiệp tham gia khảo sát PMI của Capital Economics, hoạt động sản xuất đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi t́nh trạng thiếu điện, thiếu nguyên vật liệu trong khi chi phí đầu vào tăng cao. Các doanh nghiệp buộc phải giảm lượng hàng tồn kho và thời gian giao hàng cũng lâu hơn.
VietBF@ sưu tập
|