Tướng Mỹ bày tỏ lo ngại rằng các cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh của Trung Quốc đă kích hoạt một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Tướng hàng đầu của Mỹ Mark Milley đă gọi vụ thử tên lửa siêu thanh gần đây của Trung Quốc là "rất gần" với khủng hoảng Sputnik cách đây hơn 60 năm. Tuy nhiên, Bắc Kinh phủ nhận đang thử nghiệm một vũ khí siêu thanh, thay vào đó nói rằng chỉ thử nghiệm là một "phương tiện không gian" tái sử dụng.
Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg TV, tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, cho rằng cái gọi là vụ thử nghiệm hệ thống vũ khí siêu thanh của Trung Quốc là một "sự kiện công nghệ mang tính lịch sử".
"Tôi không biết liệu đó có phải là một cuộc khủng hoảng Sputnik thứ 2 hay không, nhưng tôi nghĩ nó rất giống với sự kiện đó", ông Milley nói và đề cập đến việc Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên vào năm 1957. Tên lửa đem theo vệ tinh Sputnik cũng có thể đưa một đầu đạn hạt nhân đến bất cứ đâu trên thế giới. Với sức mạnh vượt đại dương, tên lửa này đă khiến Mỹ không c̣n an toàn như thời trước nữa.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Mark Milley đă gọi vụ thử tên lửa siêu thanh của Trung Quốc "rất đáng quan ngại". Ảnh: Kevin Lamarque / Reuters
Sau những cú sốc dư luận ban đầu, việc Liên Xô phóng Sputnik đă khởi đầu cho cuộc chạy đua vào không gian, dẫn đến sự kiện con người lần đầu bay vào không gian, chương tŕnh Apollo và những người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng năm 1969.
Giống như vụ phóng Sputnik, các nhà phân tích cho rằng vụ thử nghiệm của Trung Quốc có thể khởi động một cuộc chạy đua công nghệ mới giữa các siêu cường. Ông Milley nói thêm rằng việc phát triển hệ thống vũ khí của Trung Quốc là "rất đáng quan ngại".
Tuần trước, tờ Financial Times cho biết Trung Quốc không phải thử nghiệm một lần, mà tới hai lần đối với hệ thống vũ khí siêu thanh mới. Theo các nhà phân tích, vũ khí thế hệ mới có thể chuyển tải trọng lớn trong thời gian nhanh chóng, né tránh được các hệ thống radar hiện đại và có khả năng vượt xa năng lực quân sự hiện tại của Mỹ.
Tờ Financial Times đưa tin rằng vào ngày 27/7, Bắc Kinh đă phóng một tên lửa sử dụng hệ thống "bắn phá quỹ đạo phân đoạn" để đẩy một "phương tiện lướt siêu thanh" có năng lực hạt nhân bay quanh Trái đất lần đầu tiên.
Cũng theo Financial Times, vào ngày 13/8, Trung Quốc đă tiến hành thử nghiệm siêu thanh lần thứ 2. Các quan chức Mỹ được cho là "choáng váng" và "khó hiểu" trước khả năng của công nghệ mới.
Nhận xét của ông Milley thể hiện sự thừa nhận công khai của một quan chức quốc pḥng Mỹ đối với các cuộc thử nghiệm từ Trung Quốc và ảnh hưởng của chúng.
Sau những báo cáo ban đầu về các cuộc thử nghiệm, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông lo ngại về công nghệ mới này.
Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Milley cho biết Mỹ cũng đang "thử nghiệm, đồng thời phát triển các công nghệ bao gồm công nghệ siêu thanh, trí tuệ nhân tạo, robot". Vài ngày trước đó, Lầu Năm Góc thông báo họ đă tiến hành 3 cuộc thử nghiệm trên các liên quan tới sự phát triển của hệ thống vũ khí siêu thanh tại Mỹ.
Tuy nhiên, hôm 27/10, người đứng đầu nhà thầu quốc pḥng Raytheon cảnh báo rằng Mỹ "chậm hơn ít nhất vài năm" trong việc phát triển công nghệ mà Trung Quốc đă thử nghiệm.
Ông Milley nói thêm rằng khả năng công nghệ và vũ khí của Trung Quốc đang "tăng cường nhanh chóng" và Mỹ sẽ phải thích ứng.
VietBF @ Sưu tầm