Iran hé lộ hợp đồng vũ khí với Nga: Toàn "hàng độc", giúp xoay chuyển thế trận Trung Đông? Mới đây, tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran, Tướng Mohammad Bagheri đă tiết lộ rằng Tehran và Moscow đă kư kết và đang thực hiện các hợp đồng mua sắm vũ khí mới.
Tướng Iran hé lộ hợp đồng vũ khí với Nga
Phát biểu trong cuộc tiếp kiến các chuyên gia và tổ chức Iran tại Moscow, Tướng Bagheri cho biết mục đích chuyến thăm Nga của ông là về vấn đề hợp tác quân sự cũng như các những diễn biến mới nhất trong khu vực và quốc tế - cũng như cuộc chiến chống khủng bố.
Ông Bagheri nhấn mạnh rằng Iran cần một lộ tŕnh toàn diện để có quan hệ bền chặt với các nước, đặc biệt là Nga và các nước láng giềng khác:
"Xét tới năng lực hợp tác đa dạng với Nga về quân sự - quốc pḥng, vấn đề lúc này là cần phải gia tăng quan hệ song phương và hợp tác giữa hai nước".
Chi tiết hơn về các hợp đồng đă kư kết, ông Bagheri lưu ư rằng các hợp đồng này đă được kư kết ngay sau khi lệnh cấm vận vũ khí của Iran được dỡ bỏ và "chúng tôi sẽ thảo luận về việc thực hiện các hợp đồng ngay trong chuyến thăm này".
Cần lưu ư rằng lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc đối với Iran đă được dỡ bỏ vào ngày 18/10/2020.

Lănh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei (phải) bổ nhiệm Tướng Mohammad Bagheri (trái) vào vị trí Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Iran vào năm 2016.
Iran sẽ mua ǵ?
Theo Mehr News, các hợp đồng được cho là tập trung vào mua sắm máy bay chiến đấu, máy bay huấn luyện và trực thăng vũ trang từ Nga.
Theo phân tích trước đây của một số chuyên gia Phương Tây - gần như khá chắc chắn rằng Tehran sẽ mua máy bay chiến đấu Sukhoi của Nga để thay thế cho các tiêm kích Grumman F-14 đă quá "già nua".
Tuy nhiên vẫn chưa rơ Tehran sẽ chọn loại tiêm kích đa năng nào giữa Su-27, Su-30, Su-35 và thậm chí là tiêm kích tàng h́nh Su-57.
Cũng cần lưu ư rằng vào năm 2017, có tin đồn cho rằng phía Nga đă bác đề xuất của Iran về việc mua 18 chiếc Su-35 và Su-30 và đề nghị thay thế bằng Su-27SM3.

Rất có thể Iran sẽ lựa chọn đề xuất của phía Nga về việc mua Su-27SM3
Liên quan tới máy bay huấn luyện, căn cứ vào Borhan - một "biến thể Iran" của Yak-130 được Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) phát triển vào giữa những năm 2010 - không khó để nhận ra rằng Tehran sẽ lựa chọn thương vụ hợp tác với nhà sản xuất Yakovlev.
Nhiều khả năng thương vụ này sẽ bao gồm việc lắp ráp số lượng lớn Yak-130 - thứ giúp đóng vai tṛ như một cường kích hạng nhẹ thay thế cho những chiếc F-4 Phantom II cũng đă "quá date".
Đối với trực thăng vũ trang, Tehran có nhiều phương án lựa chọn khá đa dạng từ các biến thể của Mi-24 (Mi-25, Mi-35) tới "cá sấu" Ka-52M, hay trực thăng săn ngầm Ka-27...
Tuy nhiên căn cứ vào việc trực thăng Nga chưa từng nằm trong trang bị của các lực lượng không quân Iran, nhiều khả năng Tehran sẽ lựa chọn Mi-171Sh, Mi-171Sh2 hoặc thậm chí là Mi-171Sh-VN - các biến thể tấn công của ḍng trực thăng đa năng Mi-8/Mi-17.
Có thể thấy việc đầu tư vào không quân của Iran là lựa chọn rất chính xác do máy bay quân sự là khí tài mà các lực lượng vũ trang nước này cần nhất và cũng là điểm yếu lớn nhất của Tehran sau 13 năm bị cấm vận quân sự.
Bên cạnh năng lực tên lửa và máy bay không người lái (UAV) đă được chứng minh trong các cuộc xung đột khu vực, việc bổ sung số lượng lớn tiêm kích, cường kích và trực thăng vũ trang Nga sẽ giúp Tehran xoay chuyển thế trận có phần thiên lệch trên bầu trời Trung Đông.

Mi-171Sh-VN được trưng bày tại MAKS-2017 (Ảnh: B́nh Nguyên).
VietBF@ sưu tập