T́nh trạng một số người thường xuyên ngủ ngáy, tiếng ngáy lúc to lúc nhỏ, đôi khi âm thanh đột ngột biến mất, đó là biểu hiện của chứng ngưng thở khi ngủ, không nên chủ quan. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một trong những nguyên nhân gây đột quỵ (tai biến mạch máu năo) trong lúc ngủ.
Theo đó, nếu một người mắc chứng ngưng thở khi ngủ, không khí sẽ không thể vào đến phổi để trao đổi oxy. Từ đó dẫn đến việc thiếu oxy toàn thân, ảnh hưởng đến mạch máu ở tim, phổi, thận, tuyến tụy, năo... gây nhiều biến chứng nguy hiểm bao gồm đột quỵ, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
Nhiều người cho rằng ngủ ngáy là b́nh thường, họ không nhận ra mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên thường không đi khám bệnh kịp thời. Ngoài ra c̣n 5 dấu hiệu nguy hiểm mà bạn nên lưu ư đó là: chóng mặt, mệt mỏi, giảm trí nhớ, hay thức dậy giữa đêm, khó tập trung. Đặc biệt những người béo ph́, nghiện rượu, dị tật ở ṿm họng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ nhất nên cần cẩn thận.
Ngáy không phải là dấu hiệu của giấc ngủ ngon mà nó gây ra nhiều tác hại. Ngoài việc gây đột tử trong khi ngủ, ngủ ngáy c̣n rất nhiều tác hại khác đối với cơ thể con người, ví dụ như:
1. Giảm chất lượng giấc ngủ
Trong lúc bạn ngủ ngáy, hơi thở sẽ mạnh hơn, khiến các cơ bị co lại, như vậy có thể đánh thức vỏ năo, khiến cho giấc ngủ bị ngắt quăng, không thể vào giấc ngủ sâu, làm giảm chất lượng giấc ngủ.
2. Tăng cân
Kết quả của một nghiên cứu từ Đại học Chicago cho thấy ngủ ngáy sẽ kích động hai hormone trong cơ thể là leptin và ghrelin – có vai tṛ kiểm soát sự thèm ăn và chứng nghiện ăn.
Khi ngủ ngáy bạn c̣n làm phiền giấc ngủ của những người xung quanh. (Ảnh minh họa)
3. Ung thư
Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ, đi kèm với tật ngáy nặng thường xuyên, có nhiều khả năng chết v́ căn bệnh ung thư cao gấp 5 lần b́nh thường, theo kết luận từ một nghiên cứu của Đại học Wisconsin.
Để kiểm soát được việc ngủ ngáy, bạn có thể tham khảo một số cách như sau:
- Ngủ vào giờ giấc cố định:
Những người hay bị rối loạn giấc ngủ hoặc thiếu ngủ rất dễ ngáy. Nếu bạn tập được thói quen đi ngủ theo giờ giấc đều đặn th́ cơ thể sẽ không lâm vào t́nh trạng quá mệt mỏi và giúp khỏi ngáy.
- Nằm nghiêng khi ngủ:
Nằm thẳng sẽ khiến hàm dưới có khuynh hướng trễ xuống làm bạn há miệng và dễ ngáy. Do đó, bạn có thể thử thay đổi tư thế nằm nghiêng khi ngủ.
- Tránh xa các loại thuốc an thần:
Những loại thuốc này có chứa chất kích thích gây nên những ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh làm cho các cơ ở cổ họng bị nới lỏng hơn, đây chính là "thủ phạm" gây nên chứng ngủ ngáy.
- Tăng độ ẩm pḥng ngủ:
Độ ẩm trong pḥng ngủ thấp sẽ khiến cho cổ họng bị khô, và dễ gây nên hiện tượng ngủ ngáy.
- Đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt trong những trường hợp nặng
Nếu t́nh trạng ngủ ngáy trở nên nghiêm trọng và thường xuyên xảy ra t́nh trạng ngưng thở, hăy đi khám càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.