Những quả cầu đá này dường như đã "mọc lên từ dưới lòng đất", nhiều quả cầu phải đào sâu xuống lòng đất 2-3 m mới thấy được hết.
Quả cầu đá tròn một cách kỳ lạ (Ảnh minh họa)
Núi
Baitag là ngọn núi nằm ở biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ. Đây là một vùng núi độc lập, phía Bắc giáp dãy núi Altai, phía Đông Nam giáp dãy Haptic, phía Tây và phía Nam giáp bồn địa Junggar, chạy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, dài khoảng 80 km và rộng 25-50 km.
Độ cao so với mực nước biển của nó vào khoảng trên 2.000 m, trong đó ngọn núi chính
Atong Obao có độ cao là 3287 m. Ngọn núi cao ở giữa, thấp dần về hai bên, hơi dốc ở phía Bắc và thoải ở phía Nam, đỉnh núi tương đối bằng phẳng, phần lớn diện tích chung quanh là sa mạc.
Núi Baitag (Nguồn: inf.news)
Vào năm 1979, các chuyên gia địa chất thủy văn Tân Cương đã đến núi
Baitag để khảo sát tổng thể nguồn nước ngầm. Khi đang làm việc trong một thung lũng cách xa vài chục km về phía Đông của núi
Baitag, họ bất ngờ phát hiện ra có rất
nhiều viên đá tròn phân bố ở các sườn đồi và các đường đứt gãy gần đó.
Những viên đá này có kích thước khác nhau, loại nhỏ thì to bằng quả bóng bàn, loại lớn có đường kính một hoặc hai mét.
Tất cả đều có bề mặt láng mịn và rất đều. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là khi nhìn từ xa, sự phân bố của những quả cầu đá này có quy luật, một số quả cầu đá được nối với nhau thành một đường thẳng.
Cảnh tượng như vậy từng khiến cho các chuyên gia có mặt cho rằng
những viên đá này đã được cố tình kéo đến đây. Tuy nhiên, khi tiến hành điều tra sâu hơn, ý tưởng này đã dần dần bị phủ nhận.
Những quả cầu đá kỳ lạ (Nguồn: inf.news)
Sau đó, các chuyên gia còn tìm thấy một số lượng lớn quả cầu đá ở một khe núi cách núi
Baitag rất xa. Những quả cầu đá này giống như mọc lên từ dưới lòng đất vậy, nhiều quả cầu phải đào sâu xuống lòng đất 2-3 m mới thấy được hết.
Đây là một kiệt tác của loài người, hay là một sản phẩm của Tạo hóa? Hoặc ẩn chứa những thông tin từ ngoài Trái Đất?
Chuyên gia còn ngạc nhiên hơn khi bổ đôi những quả cầu đá này ra,
bên trong chúng đều là các đường tròn đồng tâm, một số có hóa thạch thực vật, một số khác đơn giản là đá.
Chúng đến từ đâu?
Một số chuyên gia địa chất cho rằng sự hình thành của những quả cầu có liên quan đến các quá trình địa chất.
Sự hình thành của vỏ Trái Đất và tác động của thời tiết làm cho các chất hóa học và các tinh thể khoáng chất ngưng kết lại, tạo thành các hòn đá nhỏ.
Theo thời gian, những hòn đá nhỏ này ngày càng lớn dần, và lớp vỏ bên ngoài của nó cũng bị bào mòn tạo thành các quả cầu tròn xoe láng mịn như ngày nay. Quá trình này diễn ra rất lâu, có thể lên tới hàng nghìn năm!
Ngoài ra, một giả thiết khác cho sự hình thành các quả cầu đá là núi lửa phun trào. Sau khi núi lửa phun trào, các tinh thể mắc-ma (
magma) ở nhiệt độ cao sẽ dần nguội lại và hình thành các hòn đá với nhiều kích cỡ khác nhau.
(Ảnh minh họa)
Mặc dù hai giả thuyếtt về quá trình địa chất trên đều có khả năng hình thành các quả cầu đá, song sự phân bố của đá trầm tích (hình thành trong quá trình hình thành vỏ Trái Đất) và đá magma trên thế giới cũng rất rộng. Vậy thì tại sao chỉ có rất ít nơi có tồn tại loại quả cầu đá này? Cho đến nay, giới khoa học vẫn không có cách nào giải thích bí ẩn này.
Trên thực tế, ngay từ năm 1930, một nhóm thám hiểm khoa học người Mỹ đã phát hiện ra hơn 200 quả cầu đá bí ẩn với nhiều kích cỡ khác nhau ở Costa Rica, quả lớn nhất nặng tới hơn 10 tấn. Hơn nữa, trong vài thập kỷ qua, người ta cũng đã phát hiện ra nhiều quả cầu đá bí ẩn trên khắp thế giới, chẳng hạn như Dahaidao và Hami ở Tân Cương.
(Nguồn: inf.news)
Ngoài ra, hiện tượng thiên nhiên kỳ bí này đã thu hút sự chú ý của cả thế giới. Không chỉ giới khoa học, mà các nhà thám hiểm và những người tò mò trên khắp thế giới cũng tìm đến điều tra, nghiên cứu.
Một số người cho rằng quả cầu đá có thể là tín hiệu từ ngoài không gian và họ muốn giao tiếp với con người thông qua các quả cầu đá này. Thật trùng hợp, UFO đã được ghi nhận xuất hiện cả ở núi
Baitag và những nơi xuất hiện những quả cầu đá trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, một số học giả cho rằng hiện tượng này có lẽ có liên quan đến việc cúng tế thời cổ đại.
Thời cổ đại, người ta tin rằng sau khi chết, linh hồn thường bị phân tán khắp nơi, và những thứ hình tròn có thể thu thập những linh hồn này. Vì vậy, họ đã làm ra quả cầu đá, nghĩa là quả cầu đá là nơi chứa đựng linh hồn con người. Tất nhiên, đây chỉ là những suy đoán (phản khoa học) mà thôi.
Hiện tại, những nhận định trên vẫn chưa có cơ sở, hi vọng rằng trong tương lai, giới khoa học cần tiếp tục nghiên cứu và xác minh thêm. Những bí ẩn để lại cho con người trong tự nhiên không ngừng được khám phá ra, chúng ta cũng tin rằng, một ngày nào đó, những bí mật về quả cầu đá núi Baitag cuối cùng sẽ được hé lộ.