Apple 'nội chiến' v́ nhân viên không muốn trở lại văn pḥng. Một "cuộc chiến" đă diễn ra trong nội bộ Apple trong v́ thánh nay, công ty có giá trị vốn hóa và lợi nhuận cao nhất thế giới, xoay quanh câu hỏi liệu các nhân viên của họ có phải quay lại văn pḥng hay không.
Tổng hành dinh của Apple ở Thung lũng Silicon. Ảnh: Getty Images
Apple dự định yêu cầu nhân viên quay lại văn pḥng làm việc ít nhất ba ngày một tuần khi trụ sở mở cửa trở lại. Mặc dù biến thể Delta khiến thời điểm đó chưa thể xác định, nhưng các nhân viên của Apple đang nỗ lực đẩy lùi kế hoạch này theo một cách chưa từng có tiền lệ. Họ đă lập hai bản kiến nghị yêu cầu được làm việc từ xa toàn thời gian, thu hút được trên 1.000 chữ kư. Sự việc thậm chí đă khiến một vài quản lư từ chức và một số nhân viên bắt đầu công khai lên tiếng chỉ trích quan điểm của ban giám đốc.
Theo tờ Vox, việc các nhân viên Apple không muốn quay lại văn pḥng đang thách thức triết lư quản lư phổ biến tại nhiều công ty ở Thung lũng Silicon, vốn khuyến khích hợp tác trực tiếp để thúc đẩy đổi mới.
Cher Scarlett, một kỹ sư gia nhập Apple trong thời kỳ đại dịch, cho biết: “Có ư tưởng cho rằng mọi người làm việc tại trụ sở sẽ thúc đẩy nhau và đi đến những sáng tạo mới tuyệt vời hơn. Nhưng điều đó không đúng”.
Giới quan sát cho rằng, nếu Apple không linh hoạt trong chính sách làm việc từ xa của ḿnh, một số nhân viên có khả năng sẽ nhảy việc. Tuy nhiên, "người khổng lồ" công nghệ chắc chắn có đủ khả năng đưa ra một ranh giới cứng v́ sức mạnh của nó. Apple trả cho người lao động lương, phúc lợi và cả danh tiếng không đâu sánh được, và v́ thế họ có khả năng giữ chân phần lớn lực lượng lao động cũng như tiếp tục thu hút các nhân tài hàng đầu, bất kể lập trường về vấn đề làm việc linh hoạt.
Art Zeile, Giám đốc điều hành của Dice, một nền tảng tuyển dụng dành cho các công ty công nghệ, cho biết: “Đây là một cơ hội lớn để săn lùng nhân tài từ các công ty quá cứng nhắc”.
Và đó chỉ là những hậu quả tiềm ẩn trong ngắn hạn. Cuộc chiến này sẽ có những phân nhánh lớn hơn về sau.
Nhân viên Google biểu t́nh đ̣i được làm việc từ xa hồi tháng 5/2021. Ảnh: Reuters
Cuộc chiến đang diễn ra tại Apple báo hiệu một sự thay đổi lớn của công ty. Từ trước đến nay, cơ bản "Nhà Táo" đă tránh được những xung đột nội bộ từng xảy ra ở các công ty công nghệ khác như Google. Giờ đây, Apple sẽ cần phải để tâm tới các nhà hoạt động nội bộ, những người đang học cách gây áp lực lên giới chủ lao động về những vấn đề khác, không chỉ là làm việc từ xa, như b́nh đẳng lương hay phân biệt giới tính.
Ngay cả khi vấn đề làm việc từ xa cuối cùng được giải quyết th́ các nhân viên Apple cũng đang được khuyến khích thúc đẩy các yêu cầu khác, v́ thế công ty có thể sẽ tiếp tục đối mặt với thách thức.
Mặc dù kết quả trước mắt của cuộc xung đột này sẽ chủ yếu ảnh hưởng đến nhân viên của Apple, nhưng hiệu ứng gợn sóng của nó sẽ tác động đến giới công nhân cổ cồn trắng nói chung, cả trong và ngoài thế giới công nghệ.
Đó là bởi v́ bản thân cuộc chiến đă hé lộ căng thẳng gia tăng về tương lai việc làm nên như thế nào với người lao động có chất xám cao. Liệu một công ty sáng tạo và thành công như Apple có cần nhân viên phải có mặt tại văn pḥng, hay chỉ cần để người lao động thoải mái, áp dụng chính sách linh hoạt và mong đợi kết quả tốt đẹp tương tự. Việc Apple quyết định ra sao sẽ ảnh hưởng đến nhiều công ty khác trong các phản ứng với vấn đề tương tự.
Với những nhân viên Apple như Scarlett, một bà mẹ đơn thân mắc chứng ADHD (tăng động giảm chú ư), th́ làm việc từ xa là một đặc ân. Ở nhà cô không bị phân tâm bởi các cuộc tṛ chuyện của đồng nghiệp như khi ở văn pḥng. Hơn nữa, Scarlett có thể tranh thủ thời gian để đón con gái từ trường.
Scarlett là một trong số hơn 7.000 nhân viên của Apple thường xuyên tham gia vào nhóm nội bộ trên ứng dụng Slack của công ty có tên là “vận động cho làm việc từ xa”, nơi các nhân viên thảo luận về sự thất vọng của họ với ban quản lư về vấn đề này và so sánh với các công ty khác linh hoạt hơn.
Một cuộc họp từ xa qua ứng dụng Zoom. Ảnh minh họa
Mặc dù các thành viên của nhóm vẫn chỉ là một số nhỏ trong khoảng 147.000 nhân viên Apple, nhưng giờ đây nó là một trong những group lớn nhất trên hệ thống "pḥng chat" Slack của công ty. Trong một thời gian, những người đứng đầu nhóm đă hy vọng rằng ban lănh đạo có thể đồng ư với một số ư kiến của họ, đặc biệt là sau khi bộ phận nhân sự gặp gỡ các nhà tổ chức để giải thích mối quan tâm của họ về việc quay trở lại làm việc.
Nhưng cho đến nay, ban lănh đạo Apple đă phớt lờ hoặc bác bỏ các yêu cầu của nhân viên, nói rằng công ty cần người lao động xuất hiện trực tiếp.
“Chúng tôi tin rằng hợp tác trực tiếp là điều cần thiết đối với văn hóa và tương lai của Apple,” Deirdre O'Brien, Phó chủ tịch cấp cao về hoạt động bán lẻ và nhân sự của Apple, cho biết trong một video gửi tới các nhân viên vào cuối tháng 6, vài tuần sau khi bản kiến nghị đầu tiên được gửi lên.
Đáp lại, các nhân viên đă gửi một bản kiến nghị nội bộ mới, đề xuất các kế hoạch chi tiết hơn về cách họ có thể tiếp tục làm việc từ xa toàn thời gian.
CEO Tim Cook của Apple khẳng định: “Tôi nhận thấy có các quan điểm khác nhau về vấn đề này. Một số người muốn ít đến văn pḥng hơn, một số lại muốn đến nhiều hơn”. Ông Cook không nhượng bộ trước bất kỳ yêu cầu nào của nhân viên, nhưng khẳng định công ty “cam kết tiếp thu và điều chỉnh”.
Giám đốc điều hành Apple, Tim Cook tại cửa hàng bán lẻ Apple tại Apple Tower Theater ở Los Angeles vào ngày 24/6/2021. Ảnh: AP
Cuộc tranh luận về làm việc từ xa kéo dài c̣n làm tăng thêm những căng thẳng khác tại Apple xung quanh văn hóa làm việc áp lực cao nổi tiếng tại công ty, điều mà các nhân viên hiện nay đang phê b́nh thẳng thắn hơn trước. Tranh căi làm việc tại nhà cũng kéo theo cả những thảo luận công khai hơn về các vấn đề khác như chênh lệch lương giữa nam và nữ.
VietBF@ sưu tập