Khi soi thịt gà dưới kính hiển vi, ở mức phóng đại 30 lần, thịt gà trông vẫn đẹp mắt, nhưng ở mức 400 lần, đă thấy rơ nhiều vi khuẩn sinh sôi.
Soi thịt gà luộc để qua đêm dưới kính hiển vi, chúng ta sẽ thấy những ǵ?
Thông thường, người Việt có thói quen tích trữ đồ ăn thừa. Nhất là thịt cá, nếu ăn thừa sẽ mang nấu lại hoặc cho vào tủ lạnh để hôm sau ăn tiếp. Thịt gà cũng không ngoại lệ.
Để nh́n rơ thịt gà luộc để qua đêm sẽ như thế nào, một người đă thử soi chúng dưới kính hiển vi.
Theo đoạn clip, có thể thấy rằng ở mức phóng đại 30 lần, chúng ta dễ dàng quan sát các sợi thịt gà khá đẹp mắt. Tuy nhiên, ở mức phóng đại 400 lần, có thể trông thấy một số vi sinh vật đă bắt đầu phát triển.
Dù chưa rơ mẫu thịt gà trên được bảo quản qua h́nh thức nào nhưng có thể thấy rằng thịt gà sau khi để qua đêm, sinh vật đă bắt đầu sinh sôi phát triển.
Thịt gà để qua đêm có ăn được hay không c̣n phụ thuộc vào cách bảo quản, cụ thể như sau:
- Nếu bảo quản ở nhiệt độ pḥng
Thịt gà để trong nhiệt độ pḥng lâu hơn 2 giờ th́ cần phải vứt bỏ để tránh gây hại cho sức khỏe người ăn. Bên cạnh đó, nếu nhiệt độ pḥng là 32 độ C th́ thời gian bảo quản thịt gà chỉ là 1 giờ đồng hồ.
Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, các món thịt gà đă nấu chín nếu để ngoài tủ lạnh ở nhiệt độ pḥng trong hơn 2 giờ th́ không c̣n an toàn để ăn. Lúc này không nên nấu, hâm nóng lại v́ vi khuẩn có hại đă làm ô nhiễm thực phẩm.
- Nếu bảo quản trong tủ lạnh
Thịt gà đă nấu chín nếu để trong tủ lạnh th́ thời gian sử dụng sẽ lâu hơn, có thể an toàn để dùng trong 3-4 ngày. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo nhiệt độ bảo quản dưới 40 độ F (khoảng 4,4 độ C).
+ Cần để thức ăn nguội hẳn rồi mới cho vào tủ lạnh. Độ nóng của thức ăn sẽ làm hơi nước ngưng tụ lại và thúc đẩy nấm mốc phát triển, dẫn đến việc đồ ăn nhiễm nấm.
+ Cần bảo quản riêng biệt các loại thức ăn thừa khác nhau để tránh nhiễm khuẩn chéo.
+ Ngoài cách bảo quản hợp lư, cần đun nóng toàn bộ món ăn đến 100 độ C và giữ sôi trong hơn 3 phút trước khi ăn.
+ Khoảng 4 tháng nên dọn tủ lạnh một lần.
Những đối tượng nào không nên ăn thịt gà?
Người mới phẫu thuật, có vết thương hở không nên ăn
Dù thịt gà ngon miệng và có thể sử dụng để trị nhiều bệnh nhưng lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông Y Hà Nội) cho rằng không phải ai cũng nên ăn thịt gà. Những bệnh nhân mới mổ xong mà ăn thịt gà sẽ gây cảm giác ngứa da. Thịt gà vốn có tính nóng nên có thể gây ra hiện tượng sưng, mưng mủ vết thương v́ vậy người có vết thương hở không nên ăn.
Ngoài ra, những người dị ứng, cao huyết áp, có sẹo lồi, người bệnh thủy đậu cũng nên tránh loại thực phẩm này.
Những người có vấn đề về tiêu hóa
Thịt gà có rất nhiều dưỡng chất nhưng những người có vấn đề về tiêu hóa nên phải tránh xa thực phẩm này. Bởi ăn quá nhiều thịt gà rất khó tiêu.
Ngay cả với người b́nh thường khi tiêu thụ thịt gà quá mức cũng đă khiến bộ máy tiêu hóa phải mất nhiều giờ để làm việc, vừa gây khó chịu cho cơ thể. Những người có vấn đề về tiêu hóa nên tránh ăn thịt gà v́ chúng không có lợi về mặt tiêu hóa.
Người bị huyết áp cao, tim mạch
Trong 100 gram thịt gà có 23,3 gram protein; lipit và các khoáng chất khác như can xi, phốt pho, sắt. Ngoài ra, c̣n nhiều vitamin A, C, E khác rất có lợi cho sức khỏe.
Nhưng trong da gà có nhiều mỡ, cholesterol nên những người huyết áp cao, bệnh tim mạch không nên ăn nhiều thịt gà đặc biệt là da gà.
Không nên ăn thịt gà kèm rau răm
Trong Đông y, rau răm vị cay, mùi thơm đặc trưng, không có độc, có công dụng kích thích tiêu hóa, điều trị chứng đau bụng lạnh, đầy hơi, chữa bệnh phù thũng, bí tiểu. Đồng thời, chúng có thể loại bỏ một số độc tố nguy hiểm có trong tôm, cá, hỗ trợ điều trị rắn cắn, bệnh trĩ và chàm ghẻ.
Nhiều người thường ăn rau răm sống để làm ấm bụng, mạnh gối, mạnh chân, tuy nhiên không được dùng quá nhiều v́ sẽ làm giảm ham muốn t́nh dục. Ngoài ra, rau răm khi kết hợp cùng thịt gà sẽ h́nh thành một số loại độc tố, gây nguy hiểm cho hệ tiêu hóa.