Khi đă tham gia kư kết Công ước 2005 về biểu đạt đa dạng văn hóa, cách thức duyệt phim cũng cần có sự thay đổi thích hợp.
Kiểm duyệt phim thái quá
Không hẹn mà gặp, nhiều ư kiến góp ư dự thảo luật Điện ảnh sửa đổi đều nhắc tới con đường gập ghềnh kiểm duyệt của nhiều phim Việt Nam dự liên hoan phim nước ngoài. “Hiện nay có thực trạng một số phim được cho là nghệ thuật của các đạo diễn trẻ đă thành công tại các liên hoan phim quốc tế và được dư luận tung hô nhưng dường như chưa t́m được sự đồng thuận của cơ quan quản lư. Trường hợp phim Ṛm được giải cao tại Liên hoan phim quốc tế Busan bị phạt và gây xôn xao dư luận trong năm 2019 hay phim Vị được giải tại Liên hoan phim quốc tế Berlin 2021 vừa bị cấm phổ biến”, bà Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, cho biết.
Trong khi đó, thạc sĩ Nguyễn Minh Tiệp (Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam) đánh giá: “Câu chuyện om ṣm và cuối cùng th́ Ṛm cũng thoát án phạt (hủy phim) và được cấp phép ít lâu sau khi đă trải qua một cuộc đại phẫu thuật đau đớn, phải lược bỏ nhiều đoạn bị cho là không cần thiết (thay đổi hơn 50% số cảnh so với bản chiếu ở Busan). Nếu không v́ đạt được một giải thưởng lớn như vậy, Ṛm có lẽ đă phải chịu chung số phận với các phim khác và chuyện không được ra rạp là đương nhiên”.
Từ đó, ông Tiệp cho rằng kiểm duyệt phim thái quá đă ḱm kẹp sự phát triển của điện ảnh trong nước. Ở nước ngoài, phim Mỹ cũng cần được kiểm duyệt để bảo vệ trẻ em khỏi cảnh khiêu dâm và bạo lực, phim ở Thái Lan cũng bị kiểm duyệt để ngăn cản những nội dung xúc phạm nhà vua. Tuy nhiên theo ông Tiệp, kiểm duyệt ở Việt Nam thái quá thể hiện ở 2 điểm là độc quyền và tùy tiện. Hội đồng thẩm định phim do Bộ VH-TT-DL, Cục Điện ảnh thành lập hiện độc quyền trong việc cho phim nào ra rạp, phim nào không. Họ cũng cấm chiếu hoặc cắt cảnh, bắt sửa lời thoại “với những lư do không đâu”.
Ông Tiệp phân tích: “Một phần lư do của phạm vi kiểm duyệt quá rộng là do thành phần kiểm duyệt gồm cả những nghệ sĩ hoặc những người vốn là nghệ sĩ. Họ nh́n bộ phim với con mắt của nhà phê b́nh, cố gắng nh́n ra điểm chưa đạt của nó để chỉnh sửa. Họ không giữ tư duy của một người bảo vệ lợi ích công cộng, cố gắng hạn chế can thiệp vào xă hội và chỉ can thiệp khi lợi ích công cộng bị xâm phạm. Hoạt động kiểm duyệt trên khiến cho việc đầu tư cho phim trở nên rất rủi ro, thời gian kéo dài và rất mệt mỏi đối với cả nhà đầu tư lẫn nghệ sĩ”.
Khung pháp lư cho tự do biểu đạt
GS-TS Trần Thanh Hiệp, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, cho rằng phương án tự phân loại phim trên mạng, c̣n phim ra rạp vẫn kiểm duyệt là phù hợp với thực tiễn nhiều nước, phù hợp với xu thế chung của thế giới. Thậm chí sẽ tới lúc không chỉ phim phổ biến trên mạng được tự phân loại mà một số phim chiếu trong hệ thống rạp cũng được (hoặc phải) tự phân loại. “Đó là loại phim nào? Trước mắt là các phim hướng tới người xem rộng răi, không bị giới hạn độ tuổi… Đó là những phim không có h́nh ảnh, âm thanh liên quan tới t́nh dục...”, ông Hiệp nêu quan điểm. Tuy nhiên, để chuyển sang hậu kiểm, theo ông, thanh tra phải có kiến thức chuyên sâu.
Trong khi đó, PGS-TS Nguyễn Thị Thu Phương, Phó viện trưởng Viện Văn hóa - Nghệ thuật quốc gia VN, lại nói đến khung pháp lư cho việc quản lư điện ảnh. Theo bà, phân loại phim theo lứa tuổi là một giải pháp đúng đắn, giúp các nhà làm phim biết được đối tượng khán giả ḿnh đang nhắm đến. “Ví dụ như phim cho người dưới 16 tuổi sẽ không có những cảnh bạo lực hoặc t́nh dục quá mức. C̣n phim cho người trên 18 tuổi sẽ được phép có những cảnh bạo lực và t́nh dục vừa phải. Đặc biệt, những phim cho người trên 21 tuổi, độ tuổi mà nhận thức về xă hội đă được h́nh thành đầy đủ, sẽ được đi sâu hơn về những vấn đề đen tối hơn của xă hội”, bà phân tích.
PGS-TS Phương cũng cho rằng sự mơ hồ và những bất cập của quy tŕnh kiểm duyệt, gán mác phim đang cản trở đa dạng biểu đạt văn hóa trong hoạt động điện ảnh. Theo đó, dù khung chính sách của VN đă thể hiện nhiều cố gắng trong việc thúc đẩy đa dạng văn hóa trong hoạt động làm phim, song hầu hết các nhà làm phim đều cho rằng kiểm duyệt là rào cản lớn nhất hiện nay.
Các phỏng vấn người làm điện ảnh mà bà Phương thực hiện cho thấy ư kiến trùng lặp về việc “những thành viên trong hội đồng kiểm duyệt với hệ tư duy theo lối ṃn cũ, có thể khiến quá tŕnh kiểm duyệt trở nên cổ hủ hơn thời xưa. Chính sự lỗi thời này khiến hội đồng kiểm duyệt thường né tránh những vấn đề cốt lơi của con người và cuộc sống, chặn đứng sự sáng tạo và góp phần tạo nên diện mạo thiếu chiều sâu, đột phá của phim Việt Nam trong những năm gần đây”.
Cũng theo bà Phương, việc cùng lúc vừa gán mác tác phẩm vừa kèm kiểm duyệt đang cản trở tự do biểu đạt văn hóa. Quy tŕnh phổ biến phim, phân loại phim chồng chéo, thiếu thực tế, thiếu thuyết phục đă trở thành điểm nóng gây tranh căi, khó giải quyết trong nhiều năm qua. Do đó, cần chính sách quản lư để cho khán giả với căn cước công dân hợp lệ thưởng thức những bộ phim phù hợp với lứa tuổi. Quan trọng hơn, đó cũng là việc Việt Nam cần làm sau khi trở thành một thành viên trong số 146 quốc gia phê chuẩn và cam kết thực hiện Công ước 2005 về bảo vệ và phát huy sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa.
PGS-TS Phương cho rằng nhiều hội thảo về giải pháp cho điện ảnh thường h́nh thức và chưa cởi mở nên thiếu hiệu quả, thậm chí khoét sâu thêm mâu thuẫn giữa các bên trong các vấn đề liên quan đến kiểm duyệt hoặc bản quyền. “Muốn tháo gỡ các thách thức về chính sách, chúng tôi cho rằng Việt Nam cần phát triển các nền tảng cấu trúc cho đối thoại chính sách với sự tham gia của các chủ thể, trong đó có các nhà làm phim”.
|
|