Thấy Bebe Phạm gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khi sinh con thứ ba, Dustin Nguyễn nắm tay vợ, nói sợ mất cô nên không muốn có thêm con.
- Chị sinh con thứ ba vào tháng 8/2020, v́ sao đến giờ mới lần đầu tiết lộ tin vui?
- Tôi có quá tŕnh sinh con khó khăn, nhất là trong thời dịch, nên cũng muốn đợi con cứng cáp trước khi nói về bé. Lúc mang thai được sáu tháng, tôi bị xuất huyết nhiều, phải nhập viện khẩn cấp. Tôi phát hiện bị nhau tiền đạo trung tâm. Có lẽ đó là ác mộng với bất kỳ thai phụ nào. Các bác sĩ bên này đă lên phương án mổ khẩn cấp bắt con. Tôi được chích mũi trợ phổi cho bé, chuẩn bị sẵn loại máu cho tôi cho buổi phẫu thuật... Trong giây phút ấy, tôi tuyệt vọng vô cùng, chỉ biết cầu nguyện.
Ba tháng chờ sinh, tôi chịu nhiều nỗi khổ thể xác do phải nằm một chỗ, như đau dây thần kinh, nhức cơ thể, teo cơ v́ không vận động. Tuy nhiên, ám ảnh nhất với tôi là sợ bé sinh non, chào đời không được mạnh khỏe. Tôi lên kế hoạch ăn năm bữa mỗi ngày. Chồng và mẹ chồng trở thành "chuyên gia" dinh dưỡng bất đắc dĩ. Mỗi ngày, hai người trao đổi xem nấu ǵ cho tôi ăn để bổ mà không ngán. Cha tôi ở Việt Nam, vốn rất ít khi thể hiện t́nh cảm bằng lời nói, cũng canh giờ và gọi hàng ngày động viên tinh thần. Tôi sinh con an toàn ở tuần thai thứ 38 vào tháng 8/2020, tên bé là Sahara. Trộm vía, con rất ngoan, phát triển tốt, mang lại tiếng cười cho cả nhà.
- Chồng chị - diễn viên Dustin Nguyễn - sát cánh với chị như thế nào?
- Anh lo lắng nhưng cố gắng giữ b́nh tĩnh, liên tục nắm tay trấn an: "Em đừng buồn ǵ hết, vào bệnh viện là em và con an toàn rồi". May mắn, sau đó máu ngừng chảy, tôi phục hồi dần. Mỗi ngày trong viện, thời gian trôi qua chậm chạp và nhiều áp lực. Anh liên tục đi lại từ bệnh viện về nhà, vừa thăm tôi vừa chăm sóc hai con gái lớn - năm tuổi và bảy tuổi. Sau 10 ngày ở viện, tôi được cho về nhà nằm dưỡng.
Ngày sinh, có 11 người bao gồm các bác sĩ, y tá chăm sóc cho hai mẹ con. Giây phút bé cất tiếng khóc, cả pḥng vui lắm. Lần đầu được bác sĩ trao nhiệm vụ cắt dây rốn, chồng tôi rất tự hào. Đợi tôi về pḥng nghỉ, anh nắm tay và nói: "Em hứa với anh sau đứa này rồi thôi, không sinh nữa nha. Anh sợ mất em lắm!". Tôi đoán anh muốn nói câu đó với tôi từ lâu mà phải giữ kín trong ḷng, đợi tôi sinh xong. Chỉ cần một người chồng yêu thương ḿnh như thế, tôi đă măn nguyện và biết ơn rồi.
- Chị áp lực ra sao khi làm mẹ ba con ở tuổi 38?
- Có lẽ, ước mơ lớn nhất đời tôi là được ở bên cạnh chồng, sinh thật nhiều con, sống hạnh phúc nên tôi không bao giờ thấy áp lực làm mẹ. Có con đông vui lắm. Ông bà ḿnh cũng nói "Ruộng sâu trâu nái không bằng gái đầu ḷng", tôi c̣n có được sự trợ giúp đắc lực từ hai bé lớn. Khi em út chào đời, hai bé lớn bỗng kỷ luật, tự lập hơn nhiều. Bé lớn tự tắm và lo cho em ăn uống mỗi ngày. Cả hai luôn tíu tít vào pḥng thăm mẹ, tṛ chuyện để mẹ đỡ buồn.
Vợ chồng tôi không gặp nhiều gánh nặng kinh tế v́ quan niệm "khéo ăn th́ no, khéo co th́ ấm". Tôi đỡ lo một phần v́ ở Mỹ, các bé đi học miễn phí, đồng thời được hỗ trợ chăm sóc các cháu từ ông bà nội, ngoại. Anh Dustin cũng trở lại công việc sau khi bé Sahara cứng cáp, hiện chuẩn bị cho một bộ phim sắp bấm máy tại Budapest, Hungary.
- 10 năm chung sống, chị cảm nhận t́nh yêu chồng dành cho ḿnh thế nào?
- Chúng tôi chưa bao giờ to tiếng v́ anh chu đáo và dịu dàng. Anh quan tâm gia đ́nh trong từng cử chỉ nhỏ. Chẳng hạn, khi đón lễ Độc lập của Mỹ - 4/7, anh trải nệm ra sân để cả nhà nằm, cùng ngắm pháo bông. Khoảnh khắc đơn giản thôi nhưng với tôi, hạnh phúc đó đẹp rực rỡ như những bông pháo trên trời.
Nhiều lúc nóng giận, tôi nghĩ đến câu "cơm sôi nhỏ lửa", người này nóng th́ người kia b́nh tĩnh một chút để giải quyết vấn đề. Tôi hay đùa: "Ông ráng chăm tui và làm việc chăm chỉ đi, cuối tháng tui tăng lương". Anh bật cười: "Đời tui giờ c̣n ǵ nữa đâu, bà nói hoài mà mỗi tháng chẳng thấy xu nào".
- Vợ chồng chị dung ḥa ra sao khi dạy con?
- Chúng tôi có nguyên tắc: Khi người nào đang la con th́ người kia không can thiệp. Sau đấy, vợ chồng giải thích cho nhau chuyện ǵ đă xảy ra, tại sao phạt con. Khi các bé phạm lỗi, chúng tôi thường bàn kỹ để các cháu hiểu ra là ḿnh làm sai cái ǵ, tại sao sai nhằm không mắc lỗi nữa. Chúng tôi thường dựng kịch bản rồi chia ra đóng vai ác - vai hiền để răn dạy con. Mỗi lần giáo huấn con, anh phải vận dụng liên tục kỹ năng diễn xuất (cười).
Tôi khá nghiêm trong việc dạy con. Ngoài học ở trường, các bé đều được lên kế hoạch ở nhà, đến giờ nào th́ làm việc ǵ. Tôi không ngại bắt con lau nhà, rửa chén, trồng cây, làm chưa tốt th́ sẽ làm lại, để con trải nghiệm càng nhiều càng tốt. Điều làm tôi tự hào đến nay không phải v́ các bé học giỏi mà là thường được khen lễ phép.
- Gần hai năm qua, Covid-19 khiến chị thay đổi ra sao?
- Bài học quư giá nhất tôi nhận ra là sự sống có khi rất mong manh, v́ vậy tôi luôn trân trọng những phút giây c̣n bố mẹ, người thân. Tôi hay nói với chồng hăy luôn dành cho nhau sự quan tâm, v́ đâu biết được ngày mai điều ǵ sẽ đến.
Tôi cũng dặn các con phải luôn biết ơn mỗi bữa cơm đang có, mỗi ngày gia đ́nh được mạnh khỏe. Tôi và các bé thường chuẩn bị các phần đồ ăn nhỏ, tặng người vô gia cư gần khu ḿnh sống. Tại thành phố Costa Mesa, quận Cam, California - nơi gia đ́nh tôi đang sống, số ca nhiễm vẫn rất cao do c̣n nhiều người không chích ngừa. Nhưng tất cả đang dần trở lại nhịp sinh hoạt theo kiểu "sống chung với lũ". Tôi chỉ mong dịch bệnh sớm được kiểm soát, chúng tôi sẽ về nước thăm ông bà ngoại và anh chị em, bạn bè ngay.
|
|