Đây chính là nguyên nhân chính làm hủy hoại Afghanistan - VietBF
 
 
 

HOME

24h

Shows

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2021-2023


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Đây chính là nguyên nhân chính làm hủy hoại Afghanistan
Nạn tham nhũng và khoản tiền khổng lồ của Mỹ đã hủy hoại Afghanistan. Trong 20 năm, Mỹ đổ khoản tiền khổng lồ vào Afghanistan nhưng chính Washington đã gián tiếp thúc đẩy một hệ thống tham nhũng khổng lồ nhấn chìm đất nước.

290 triệu USD được chi ra mỗi ngày trong vòng 7.300 ngày. Đó là số tiền mà Mỹ đã trả cho 20 năm chiến tranh và xây dựng đất nước ở Afhanistan, theo báo cáo của Brown University.

Tuy nhiên, Taliban chỉ mất 9 ngày để chiếm thủ đô, giải tán quân đội và lật đổ chính quyền do Mỹ hậu thuẫn.

Theo CNBC, hàng trăm tỷ USD mà Mỹ đã bỏ ra vẫn còn dấu vết trên khắp Afghanistan. Đó là những căn cứ không quân bị bỏ hoang, các dự án xây dựng dở dang và hàng chục nghìn khẩu súng rải rác ở những vùng nông thôn. Tất cả đều được mua bằng tiền của Mỹ.

Những đồng tiền của Mỹ cũng tạo ra các "triệu phú 9/11". Họ là những người Afghanistan trẻ, cực kỳ giàu có, kiếm tiền từ việc làm nhà thầu cho quân đội nước ngoài.

Nhiều người trong số họ đã tận dụng mối quan hệ gia đình với các quan chức chính phủ hoặc băng nhóm bạo lực ở Afghanistan.


Khoản tiền khổng lồ mà Mỹ đổ vào Afhanistan đã hủy hoại nền dân chủ mong manh của nước này. Ảnh: CNBC.
Tham nhũng hàng loạt
CNBC nhận định những năm qua, các hợp đồng của Washington đã thúc đẩy hệ thống tham nhũng khổng lồ, nhấn chìm Afhanistan và hủy diệt nền dân chủ mong manh tại đây.

"Đòn giáng lớn nhất có thể dẫn đến sự thất bại của chúng ta không phải một cuộc nổi dậy. Đó là gánh nặng của nạn tham nhũng", ông Ryan Crocker, cựu đại sứ Mỹ tại Afghanistan, nhận định hồi năm 2016.

Theo ông Crocker, Mỹ phải chịu trách nhiệm phần nhiều cho nạn tham nhũng ở Afghanistan. Bởi Washington đã đổ ồ ạt hàng tỷ USD vào đất nước, nhiều hơn mức nền kinh tế có thể hấp thụ.

"Các vị không thể đổ khoản tiền đó vào một đất nước, một xã hội còn non trẻ mà không gây ra tham nhũng. Điều đó là bất khả thi", ông nhấn mạnh.

Nhìn lại từ hiện tại, những hệ lụy mà các hợp đồng khổng lồ của chính phủ Mỹ gây ra cho Afghanistan dường như đã được báo trước. Tuy nhiên, không nhiều người nghĩ vậy vào thời điểm đó.

Trong những năm đầu của cuộc chiến ở Afghanistan, binh lính Mỹ vẫn đang săn lùng các kẻ khủng bố al-Qaeda và chiến đấu với những tay súng Taliban. Vào thời điểm đó, việc sử dụng nhà thầu địa phương của Afghanistan để cung cấp cho các căn cứ quân sự của Mỹ dường như là một ý tưởng tốt.


Mỹ hy vọng việc thuê các nhà cung cấp Afghanistan sẽ giúp chống nổi dậy. Ảnh: CNBC.
Đó là một phần của chiến lược chống nổi dậy của Mỹ. “Việc sử dụng công dân Afghanistan giúp bơm tiền vào nền kinh tế địa phương, đào tạo việc làm, hỗ trợ các công dân địa phương và có thể mang lại cho Mỹ sự hiểu biết sâu sắc hơn về bức tranh của đất nước", một báo cáo của Quốc hội Mỹ hồi năm 2011 viết.

Nhiều nhà thầu triệu phú ở Afghanistan từng là thông dịch viên cho lính Mỹ. Lòng tin họ nhận được kể từ khi còn làm thông dịch viên đã giúp ích rất nhiều trong công việc kinh doanh quốc phòng đầy khó khăn.

Một trong số họ là anh Fahim Hashimy. Anh Hashimy vẫn đang làm giáo viên tiếng Anh ở Kabul vào ngày 11/9/2001. Khi quân đội Mỹ đến nước này, anh được thuê làm thông dịch viên.

Sau đó, anh thành lập một công ty nhỏ cung cấp hàng hóa và nhiên liệu cho các căn cứ quân sự. Giờ đây, Hashimy Group đã trở thành một tập đoàn lớn, sở hữu đài truyền hình, cơ sở sản xuất, đầu tư bất động sản, vận tải đường bộ và hãng hàng không non trẻ.

Anh Hashimy là một trong số ít triệu phú ở Afghanistan sẵn sàng nói trước công chúng về nạn tham nhũng đang lan tràn khắp đất nước.

Thất bại nặng nề
"Tham nhũng là vấn đề lớn nhất mà chúng ta đang gặp phải", anh nói với National Public Radio vào năm 2013. "Nó không chỉ gây những tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp, mà còn liên hệ trực tiếp tới tình trạng mất an ninh", anh Hashimy nhấn mạnh.

Nhưng dưới sự cai trị của Taliban, đài truyền hình của anh đối mặt với tương lai không chắc chắn. Chương trình phát sóng gần nhất được đăng trên kênh YouTube vào ngày 14/8, một ngày trước khi Taliban chiếm Kabul.

Theo một phân tích của Lầu Năm Góc, 40% trong số 108 tỷ USD mà Bộ Quốc phòng Mỹ trả cho những nhà cung cấp ở Afghanistan trong giai đoạn 2010-2012 đã nằm trong tay Taliban, mạng lưới Haqqani, các nhóm tội phạm có tổ chức, những kẻ buôn ma túy xuyên quốc gia và các quan chức tham nhũng của Afghanistan.

Tuy nhiên, các cựu binh từng tham gia cuộc xung đột cho rằng con số trên thực tế còn tồi tệ hơn nhiều.

Đòn giáng lớn nhất có thể dẫn đến sự thất bại của chúng ta không phải một cuộc nổi dậy. Đó là gánh nặng của nạn tham nhũng

Ông Ryan Crocker, cựu đại sứ Mỹ tại Afghanistan

Ở Afghanistan, những con đường thường bị các nhóm nổi dậy kiểm soát. Khi vận chuyển những vật tư cần thiết cho lính Mỹ, các nhà cung cấp phải trả tiền để được đi qua an toàn. Tại những khu vực do Taliban kiểm soát, họ sẽ thanh toán cho Taliban.

Nếu không, họ chắc chắn sẽ chịu tổn hại nghiêm trọng. "Các vị có thể nói: 'Tôi không trả tiền cho ai cả'. Nhưng rồi các vị sẽ gặp nạn trên đường", anh Rodney Castleman, nhân viên người Mỹ tại một công ty vận tải đường bộ Afghanistan nói với The New Yorker.

An ninh quan trọng hơn mọi thứ. Và nếu giao đủ hàng đúng hạn, các nhà cung cấp có thể tính phí cho chính phủ bất cứ mức giá nào họ muốn.

Trong khi đó, sau hai thập kỷ xây dựng đất nước và tiêu tốn 2.100 tỷ đô la, tình hình kinh tế của người dân Afghanistan bình thường hầu như không thay đổi chút nào.

Theo Ngân hàng Thế giới, Afghanistan là quốc gia nghèo thứ 6 thế giới vào năm 2020. Thứ hạng về cơ bản không thay đổi kể từ năm 2002. Thu nhập bình quân đầu người chỉ khoảng 500 USD.

Đối với ông Crocker, sự thật xấu xí đằng sau dự án tái thiết lớn của Mỹ ở Afghanistan đã hiển hiện rõ ràng từ lâu.

"Thật đáng buồn, dự án đơn lớn nhất của chúng ta có thể là sự phát triển của tham nhũng hàng loạt", ông Crocker nói với Văn phòng Tổng Thanh tra Đặc biệt về Tái thiết Afghanistan (SIGAR) vào năm 2016.

5 năm sau, lịch sử chứng minh rằng ông đã đúng.

VietBF@ sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 09-11-2021
Reputation: 136565


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 113,103
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	381.jpeg
Views:	0
Size:	47.4 KB
ID:	1867266 Click image for larger version

Name:	382.jpeg
Views:	0
Size:	46.6 KB
ID:	1867267
PinaColada is_online_now
Thanks: 9
Thanked 7,661 Times in 6,813 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 131 PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9
PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC4

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 09:17.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10023 seconds with 14 queries
Loading...