Nga đang mạnh lên từng ngày. Cách thức ứng phó mà NATO áp dụng hiện tại đă không c̣n hiệu quả. Tất cả phải trông chờ vào Ba Lan.
Nga quá mạnh, ác mộng trực chờ
Theo tiến sĩ Daniel Goure từ Viện Lexington, đă đến lúc NATO phải nghiêm túc về việc tăng cường khả năng pḥng thủ ở Đông Âu.
Trong những năm gần đây, quân đội Nga đă cải thiện sức mạnh hơn rất nhiều so với trước, đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn các lực lượng nơi biên giới để sẵn sàng tiến hành các động thái quân sự chớp nhoáng ở bất cứ nơi nào, từ Baltic tới Biển Đen, trong trường hợp cần thiết.
Moscow cũng đang triển khai một loạt khả năng tấn công tên lửa và vũ khí chính xác có thể gây ra "cơn mưa hủy diệt" đối với các lực lượng, căn cứ, hậu cần và cơ sở hạ tầng khác của NATO.
Sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Nga đặt ra yêu cầu cấp bách trong việc nâng cao năng lực cho các quốc gia đồng minh NATO sát biên giới. Về phần ḿnh, Moscow luôn cho rằng các hoạt động quân sự sát biên giới của nước này là để bảo vệ và ngăn chặn trước các hành động khiêu khích từ NATO.
Để cân bằng với sự tiến bộ của Nga, đă có những lời kêu gọi triển khai thêm các lực lượng NATO bổ sung đến sườn phía Đông của liên minh, khu vực pḥng thủ tốt nhất trước làn sóng tiến công.
Moscow đang tiến hành các động thái công khai nhằm vào NATO, sẵn sử dụng vũ lực trong trường hợp cần thiết bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, bất chấp việc phải đối đầu với liên minh phương Tây hùng mạnh.
Tháng 4 năm ngoái, trong một biến cố căng thẳng với Ukraine, Moscow đă nhanh chóng tích lũy thêm quân đội dọc theo biên giới với người hàng xóm. Ngoài ra, Moscow gần đây tuyên bố đang thành lập 20 đơn vị quân sự mới để chống lại NATO.
Tuần tới, Nga và Belarus sẽ tiến hành cuộc tập trận quân sự quy mô lớn ZAPAD – 2021 được thiết kế để kiểm tra khả năng "pḥng thủ" trước mối đe dọa từ NATO.
Các nhà quan sát phương Tây cho rằng, rất khó để phân biệt cuộc tập trận này với các đợt triển khai cần thiết để tiến hành một cuộc tấn công chống lại các nước Baltic, Ba Lan hoặc Ukraine.
Trong hơn một thập kỷ qua, Nga đă tiến hành kế hoạch quy mô lớn và tốn kém để hiện đại hóa hầu như toàn bộ quân đội, vũ khí và hạt nhân. Chương tŕnh hiện đại hóa này đặc biệt tập trung vào khả năng chống lại NATO.
Nga đă tăng cường triển khai tên lửa trên bộ, trên biển, trên không ở khu vực biên giới một cách đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Nước này cũng đă tăng cường các yếu tố bổ trợ quan trọng, bao gồm t́nh báo, giám sát và trinh sát, chỉ huy, kiểm soát và thông tin liên lạc cũng như hậu cần.
Những cải tiến trong khả năng quân sự của Nga tạo thành mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp đối với NATO. Như một nghiên cứu của RAND chỉ ra, hệ quả từ sự tiến bộ của Nga là làm giảm thời gian cảnh báo chiến lược đối với liên minh.
Cảnh báo trước là điều rất quan trọng để NATO có thể đáp trả một động thái quân sự của Nga dọc theo sườn phía Đông. Nếu không có cảnh báo đầy đủ, liên minh sẽ không thể huy động và di chuyển lực lượng kịp thời.
4 phương án cho NATO
Trong bối cảnh đó, giới chính sách phương Tây đă ủng hộ một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn để đối đầu với Nga. Gần đây, một nhóm chuyên gia từ Trung tâm Phân tích Chính sách Châu Âu (CEPA) đă lập luận rằng NATO cần phải ngay lập tức thực hiện bốn bước sau:
Đầu tiên, liên minh phải nhận ra tầm quan trọng chiến lược của khu vực Biển Đen và tăng cường sự hiện diện phù hợp trong khu vực.
Tiếp theo, các thành viên NATO nên nâng cao nhận thức về t́nh huống và chuẩn bị cho các phản ứng chính trị và quân sự nhanh chóng đối với các hành động của Điện Kremlin dọc theo toàn bộ sườn phía Đông.
Thứ ba, các đồng minh cần nâng cấp năng lực tên lửa và không quân, đồng thời cải thiện các chương tŕnh, thủ tục hợp tác an ninh và phân công nhân sự.
Và cuối cùng, NATO nên hỗ trợ các đối tác NATO ở khu vực Biển Đen — Ukraine và Georgia — đồng thời tăng cường đầu tư vào phát triển kinh tế tại các quốc gia này.
Nhưng có một bước thứ năm mà NATO nên bổ sung. Đó là tăng cường khả năng tự vệ của các thành viên và các quốc gia ở phía Đông. Trong đó, Ba Lan là nền tảng cho bất kỳ kế hoạch pḥng thủ hiệu quả nào của NATO, cũng như là quốc gia sẽ dẫn dắt mọi hành động của liên minh trong khu vực.
Thời gian qua, Ba Lan đang thay thế các thiết bị cũ của Liên Xô bằng các nền tảng và hệ thống hiện đại của phương Tây.
Ba Lan đă mua hệ thống pḥng không Patriot, Hệ thống Tên lửa Pháo binh Cơ động cao – HIMARS. Gần đây nhất, nước này kư hợp đồng mua máy bay chiến đấu F-35 và công bố ư định mua hàng trăm xe tăng M1A2 Abrams do Mỹ sản xuất.
Một cải tiến quan trọng hơn nữa là thay thế việc triển khai luân phiên các nhóm tác chiến NATO đến các nước Baltic bằng cách triển khai lực lượng thường trực.
Ba Lan là yếu tố mấu chốt để NATO tăng cường pḥng thủ sườn phía Đông, bởi vậy sự hiện diện thường xuyên của quân đội Mỹ ở Ba Lan được coi là đặc biệt quan trọng. Nói cách khác, Ba Lan phải là tiền tuyến đầu tiên trong đối đầu với Nga.
Thứ nhất, trước mối đe dọa tấn công tầm xa chính xác của Nga đối với các đường dây liên lạc trên bộ, chỉ các lực lượng triển khai tại chỗ mới có khả năng tham gia cuộc chiến.
Một sự triển khai mạnh mẽ của Mỹ ở Đông Âu sẽ có thể phản ứng nhanh chóng và hiệu quả ngay từ đầu xảy ra xung đột.
Nhờ vào các đội h́nh cơ động sử dụng hỏa lực tầm xa, hàng không tiên tiến và hệ thống pḥng thủ tên lửa, không quân nhiều lớp, NATO mới có thể làm gián đoạn cuộc tấn công trên bộ của Nga và làm tan ră các mạng lưới pḥng không của nước này, tiến sĩ Goure kết luận.
VietBF @ Sưu tầm