Việt Nam là một trong những nước đầu tiên có doanh nghiệp nội địa (VinFast) sản xuất thành công ô tô điện.
Đồng thời, đang đứng trước cơ hội vươn lên dẫn đầu trong ngành công nhiệp sản xuất xe điện ở khu vực và thế giới.
Việt Nam cần làm ǵ để nắm bắt thời cơ, cơ hội vàng phát triển ngành công nghiệp sản xuất xe điện?
Lộ tŕnh phát triển ngành công nghiệp xe điện tại Việt Nam
Việt Nam có cơ hội vươn lên dẫn trước trong ngành công nghiệp sản xuất xe ô tô điện ở khu vực và thế giới khi gần như đang ở cùng điểm xuất phát với nhiều quốc gia. Đất nước đang đứng trước cơ hội vàng phát triển ngành xe điện.
Hội thảo “Hạ tầng cho xe điện tại Việt Nam” do Báo Giao thông phối hợp với Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) diễn ra hôm nay ngày 3/9 theo h́nh thức trực tuyến.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Đ́nh Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho biết, nhiều nước trên thế giới hiện đă xây dựng lộ tŕnh chuyển đổi phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng xanh như xe điện, xe tự lái.
“Là đất nước với quy mô gần 100 triệu dân và xe điện chưa phát triển, Việt Nam đang là thị trường tiềm năng cho các loại phương tiện thân thiện với môi trường trong tương lai gần”, Thứ trưởng Lê Đ́nh Thọ nói.
Ngày 16/7/2014, Thủ tướng Chính phủ đă phê duyệt Quyết định số 1168/QĐ-TTg về Chiến lược phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam đến năm 2025, tầm nh́n đến năm 2035.
Theo Quyết định này, Chính phủ xác định rơ mục tiêu khuyến khích sản xuất ḍng xe thân thiện môi trường (xe tiết kiệm nhiên liệu, xe hybrid, xe sử dụng nhiên liệu sinh học, xe chạy điện...), đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải theo lộ tŕnh phê duyệt” và “phát triển ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông” của đất nước.
Xét trên t́nh h́nh thực tế, Việt Nam hiện đă và đang tích cực tham gia các Hiệp ước quốc tế về bảo vệ môi trường, đất nước cũng có nhiều thuận lợi đồng thời là thị trường tiềm năng để phát triển xe điện, phương tiện xanh, thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, làm sao để có thể phát triển loại h́nh phương tiện mới này an toàn và thuận lợi nhất cho người tham gia giao thông, th́ cần có sự cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, mà trước hết, Chính phủ sẽ lắng nghe quan điểm, tham luận, góp ư của các chuyên gia đầu ngành, nhà khoa học và doanh nghiệp xe điện tại Việt Nam.
Với chính sách tạo điều kiện cho xe điện phát triển, hàng loạt các hăng như VinFast, Mitsubishi, Honda đă bắt đầu thử nghiệm, sản xuất và ra mắt các loại xe thân thiện với môi trường như Hybrid, xe máy điện, ô tô điện... đi trước đón đầu chờ lộ tŕnh về chính sách, hạ tầng để sản xuất thương mại.
Tại Hội thảo, đại diện các Bộ Công Thương, Bộ Tài chính nhận định rằng, hướng phát triển xe điện tại Việt Nam đă có nhưng c̣n có rào cản nhất định, đặc biệt là chính sách khuyến khích phát triển xe điện tại Việt Nam gần như chưa có.
Xe điện đến nay mới nhận được ưu đăi về thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, thấp hơn so với xe chạy xăng/dầu thông thường.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Bộ Công Thương, ở Việt Nam, hiện chưa có doanh nghiệp nào ngoài VinFast, đơn vị thành viên của Vingroup, sản xuất, lắp ráp xe điện th́ nh́n chung, “các ḍng xe điện hóa chưa phổ biến”.
Thống kê sơ bộ cho thấy, số lượng xe điện hóa (hybrid, hybrid sạc ngoài và xe thuần điện) ở Việt Nam hiện c̣n ít ỏi.
Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, năm 2019 chỉ có 140 xe điện được đăng kư, năm 2020 tăng lên 900 xe. Đến hết quư I-2021 mới có thêm 600 xe. Đáng chú ư, tất cả đều là xe nhập khẩu và gần như toàn bộ là xe hybrid, xe plug-in hybrid và xe điện chạy pin chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Việt Nam có thể vươn lên dẫn trước trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô điện
Phát biểu tại Hội thảo, bà Phan Thị Thuỳ Dương, Giám đốc Trung tâm phát triển Trạm sạc VinFast cho biết, từ tháng 4/2021, công ty này đă bắt đầu ra mắt thị trường các sản phẩm xe điện.
Cùng với việc phát triển sản phẩm, VinFast đă phát triển hệ thống trạm sạc tại các địa phương, xưởng dịch vụ cho thuê pin xe điện. Đây là những hạ tầng cốt yếu để xe điện hoạt động.
Theo bà Phan Thị Thùy Dung, dự kiến hết năm 2021, VinFast quy hoạch 2.121 vị trí trạm sạc ở 63 tỉnh thành, với hơn 2.000 trạm sạc, gần 40.000 cổng sạc tại các chung cư, cây xăng, trạm dừng nghỉ, băi đỗ xe, trường học.
Các thiết bị sạc mà VinFast sử dụng gồm AC 11KW, sạc nhanh DC30KW, sạc nhanh DC 60KW và sạc siêu nhanh DC 250KW đạt tiêu chuẩn châu Âu. Tiến độ triển khai đến tháng 6/2021 đă có 455 vị trí tại 60/63 tỉnh thành của cả nước.
Liên quan đến yếu tố thị trường, bà Phan Thị Thùy Dương nhấn mạnh, Việt Nam gần như đang ở cùng xuất phát điểm về thị trường xe điện với các nước trong khu vực.
Song, Việt Nam là nước đầu tiên có doanh nghiệp nội sản xuất thành công ô tô điện, các nước lân cận gần như chưa có. Việt Nam có cơ hội để vươn lên dẫn trước trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô điện. Đây là cơ hội để ngành sản xuất xe điện trong nước bắt kịp xu thế, trước khi hoàn thiện hành lang pháp lư và hạ tầng.
Đại diện VinFast cho rằng, nếu chậm trễ một hai năm nữa, khi các nước trong khu vực đă hoàn thiện nền tảng pháp lư và hạ tầng, Việt Nam sẽ mất đi cơ hội hiếm hoi có một không hai này.
VinFast cũng nhấn mạnh, Việt Nam c̣n tiềm năng rất lớn phát triển nguồn điện sạch từ điện gió, điện mặt trời, đây đều là những cơ sở quan trọng để thực hiện xe điện hóa.
Thông tin thêm tại Hội thảo, bà Phan Thị Thùy Dương cho rằng, các nước trên thế giới đă đầu tư cho phát triển xe điện và số lượng xe này đă tăng 4 lần từ năm 2015 đến năm 2020. Ngoài ra, không chỉ có ở châu Âu, bên Mỹ, mà cả các quốc gia lân cận với Việt Nam như Trung Quốc, Nhật Bản đều ban hành các chính sách rất cụ thể, dành nhiều ưu đăi cho sản xuất, ưu đăi trực tiếp cho người dùng (miễn giảm thuế, tài trợ tiền cho người mua xe…).
Bên nước ngoài cũng đặc biệt chú trọng phát triển hạ tầng trạm sạc để khuyến khích chuyển đổi xe xăng sang xe điện. Bà Thùy Dung cũng nhấn mạnh, căng thẳng thương chiến Mỹ - Trung tạo ra làn sóng chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam cùng các nước lân cận. Nhân cơ hội này, các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Singapore đang chạy đua để thu hút đầu tư. Do đó, Việt Nam không thể chậm trễ một hai năm nữa khi các quốc gia láng giềng đă hoàn thiện nền tảng pháp lư và hạ tầng, Việt Nam sẽ dễ bị tụt hậu.
Đưa ra kiến nghị tại Hội thảo, đại diện VinFast cho biết, cùng với việc phát triển mạng lưới trạm sạc trong tiến tŕnh chung phát triển ngành xe điện, Việt Nam cần đẩy nhanh việc hoàn thiện các quy định của pháp luật, đưa trạm sạc, nạp pin thành một hạng mục bắt buộc có trong hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, hạ tầng đô thị.
Lănh đạo VinFast đề nghị bổ sung quy định bắt buộc “có bố trí khu vực ưu tiên cho phương tiện chạy bằng điện và trạm sạc (nạp) pin” tại các băi đỗ xe, các công tŕnh công cộng, dịch vụ, các khu chung cư, trung tâm thương mại, các ṭa nhà cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thời gian tới.