Hệ thống y tế hiệu quả, hành động quyết liệt và ḷng tin vào chính phủ là những lư do giúp Đan Mạch coi Covid-19 "không c̣n là mối đe dọa".
Đầu tháng 3/2020, khi Covid-19 lây lan ra thế giới, Đan Mạch xác định đây là "căn bệnh đe dọa xă hội nghiêm trọng", trở thành một trong những nước châu Âu đầu tiên ban lệnh phong tỏa, áp đặt các biện pháp hạn chế vào cùng ngày Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là đại dịch toàn cầu.
Theo luật đại dịch của Đan Mạch, trạng thái này giúp chính phủ có quyền áp đặt một loạt biện pháp hạn chế nghiêm ngặt với xă hội. Các nhà trẻ, trường học, thư viện, những địa điểm công cộng khác cùng dịch vụ không thiết yếu dần đóng cửa, cùng quy định cấm tụ tập trên 100 người. Giới chức cũng mạnh mẽ khuyến cáo không sử dụng phương tiện giao thông công cộng và không đi lại trừ khi thực sự cần thiết.
Tính đến ngày 1/5/2020, giữa lúc toàn cầu đang chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, Đan Mạch ghi nhận tổng cộng 9.311 ca nhiễm và 470 trường hợp tử vong, trong khi Thụy Sĩ, đất nước có diện tích, quy mô dân số tương tự và chỉ cách Đan Mạch 1.000 km, báo cáo số ca nhiễm và tử vong cao gấp ba lần.
David Olagnier, phó giáo sư khoa y sinh thuộc Đại học Aarhus tại Đan Mạch, nhận xét chiến lược chống dịch của quốc gia vùng Scandinavi này có thể được tóm tắt là "hành động nhanh chóng và quyết liệt". Tuy nhiên, phản ứng nhanh chóng không phải yếu tố duy nhất tạo nên thành công trước đại dịch.
Về mặt địa lư, Đan Mạch có vị trí như một bán đảo, chỉ có duy nhất 68 km biên giới đất liền với Đức, quốc gia được cho là ứng phó đại dịch cũng tương đối tốt. Olagnier đánh giá yếu tố này cùng lệnh phong tỏa nhanh chóng của chính phủ Đan Mạch đóng vai tṛ quan trọng trong việc hạn chế virus lây lan.
Thêm vào đó, hệ thống y tế của Đan Mạch rất b́nh đẳng và miễn phí cho tất cả, không phụ thuộc vào bảo hiểm y tế, với khu vực công rộng lớn gồm các bệnh viện và pḥng khám chất lượng cao, tương đối ít pḥng khám tư nhân. Yếu tố này góp phần tạo nên tốc độ ấn tượng và tính linh hoạt trong việc sắp xếp lại thứ tự ưu tiên y tế, tái tổ chức các khoa điều trị, khu cách ly, giường bệnh, cũng như đội ngũ bác sĩ và y tá.
Người dân Đan Mạch được khuyến khích tiến hành xét nghiệm nCoV miễn phí một hoặc hai lần mỗi tuần, và đây cũng là nước có tỷ lệ xét nghiệm nCoV trên đầu người cao nhất toàn cầu. "Dân số Đan Mạch là 5,8 triệu người, trong khi chúng tôi có thể xét nghiệm hơn nửa triệu người mỗi ngày", Kirstine Vestergaard-Nielsen, phó giám đốc Cơ quan Y tế Khẩn cấp Copenhagen, cho biết.
Công tác tiêm chủng Covid-19 tại Đan Mạch cũng được tiến hành vô cùng nhanh chóng. Theo số liệu của Our World in Data, Đan Mạch đứng thứ ba Liên minh châu Âu (EU) về tỷ lệ tiêm chủng, với 71% dân số đă tiêm đủ hai liều vaccine, đứng sau Malta và Bồ Đào Nha với tỷ lệ lần lượt là 80% và 73%.
Toàn bộ các nước thành viên EU có cùng mức độ tiếp cận với loại vaccine đầu tiên mà liên minh phê duyệt là Pfizer-BioNTech. Các lô hàng được mua chung và phân phối đồng thời, tương ứng với quy mô dân số của các nước thành viên. Tuy nhiên, vài quốc gia ban đầu từ chối một phần quyền lợi này do vaccine Pfizer tương đối đắt và khó bảo quản, quyết định chờ loại vaccine rẻ hơn của AstraZeneca.
Trong khi đó, Đan Mạch dốc toàn lực cho vaccine Pfizer, mua sắm các hệ thống bảo quản lạnh đặc biệt, giúp đẩy nhanh thời gian tiêm chủng hơn. Hệ thống y tế hoạt động hiệu quả góp phần giúp quá tŕnh triển khai vaccine diễn ra trơn tru. Ngoài ra, giới chức y tế Đan Mạch c̣n tận dụng tối đa nguồn cung bằng cách sử dụng ống tiêm nhỏ hơn để tăng số liều vaccine từ mỗi lọ lên 6, thay v́ 5 liều như thông thường.
Năng lực xét nghiệm và tiêm chủng mạnh mẽ, cùng những quyết định siết chặt và nới lỏng biện pháp hạn chế phù hợp theo diễn biến đại dịch dường như đă giúp Đan Mạch tránh được làn sóng đại dịch thứ ba, khác hầu hết phần c̣n lại của châu Âu, với tỷ lệ nhiễm và tử vong v́ Covid-19 thuộc nhóm thấp.
"Giờ đây chúng tôi có thể mở cửa nhiều hơn tại Đan Mạch, đối lập với t́nh trạng ở nhiều nước khác", Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen phát biểu hồi tháng 3, khi thông báo về kế hoạch tái mở cửa, đưa nước này trở thành một trong những quốc gia bắt đầu quá tŕnh tái mở cửa sớm nhất, với nền tảng là chương tŕnh "giấy thông hành Covid-19" được khởi động hôm 21/4.
Kể từ ngày này, các nhà hàng, quán bar, rạp chiếu phim, pḥng gym, sân vận động và tiệm làm tóc được phục vụ những người có chứng nhận đă được tiêm chủng đầy đủ, có kết quả âm tính với nCoV trong ṿng ba ngày, hoặc từng nhiễm virus trong ṿng 2-12 tuần qua. Các trạng thái này được hiển thị trên một ứng dụng điện thoại được liên kết với hệ thống chứng minh thư của Đan Mạch, hoặc có thể được in ra giấy nếu cần thiết.
Sở thú và công viên, những nơi đầu tiên áp dụng "giấy thông hành Covid-19" tại Đan Mạch, giờ đây tràn ngập các gia đ́nh đến thăm quan và dường như ít người nhớ đến việc đại dịch vẫn tồn tại. Bất chấp hàng người dài chờ đợi trước cổng để kiểm tra giấy thông hành, hầu hết người dân cho rằng "giấy thông hành Covid-19" giúp họ cảm thấy an toàn hơn.
"Tôi nghĩ đây là một phần của cuộc sống hiện tại. Chúng tôi phải chấp nhận điều này để duy tŕ tỷ lệ lây nhiễm thấp", một người dân tên Portia nêu ư kiến.
Phó giáo sư Olagnier chỉ ra yếu tố chủ chốt giúp Đan Mạch ứng phó đại dịch và triển khai các chính sách một cách hiệu quả là ḷng tin vào chính phủ. Các thuyết âm mưu về Covid-19, hoặc tâm trạng hoảng loạn v́ cách xử lư khủng hoảng, cũng không tồn tại ở nước này.
"Người Đan Mạch c̣n có tinh thần trách nhiệm mạnh mẽ đối với cộng đồng, có thể xuất phát từ ḷng tin được tạo ra bởi hệ thống phúc lợi rộng răi trên toàn quốc", Olagnier nhận xét.
Chỉ một ngày sau khi Thủ tướng Frederiksen ban hành lệnh đóng cửa toàn bộ trường học khi đại dịch mới bùng phát vào tháng 3/2020, tất cả các trường đều không c̣n bóng người, dù 4 ngày sau quy định mới có hiệu lực. Người Đan Mạch vốn vô cùng thân thiện, nhưng họ vẫn rất tuân thủ các biện pháp giăn cách xă hội.
Bất chấp nhiều tranh căi xung quanh vấn đề "giấy thông hành Covid-19", một cuộc khảo sát hồi tháng 4 cho thấy 67% người Đan Mạch ủng hộ chính sách này, và chỉ 16% phản đối.
"Người Đan Mạch không lo lắng về nguy cơ bị lạm dụng thông tin cá nhân. Đây được coi là cách để chúng tôi bảo vệ lẫn nhau và trở lại một cuộc sống b́nh thường hơn", Michael Bang Petersen, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Aarhus, cho biết.
Hôm 27/8, Bộ trưởng Y tế Đan Mạch Magnus Heunicke thông báo nước này sẽ dỡ bỏ toàn bộ biện pháp pḥng chống Covid-19 vào ngày 10/9, tuyên bố đại dịch "không c̣n là mối đe dọa nghiêm trọng với xă hội".
|
|