Theo như hiện nay có một số người Mỹ gốc Việt ở tiểu bang đang t́m cách giúp lại những người cùng cảnh ngộ phải di tản tại Afghanistan ngày hôm nay, th́ như tiểu bang Washington là một trong những nơi hết ḷng đón nhận người tị nạn Việt Nam sau khi Sài G̣n thất thủ ngày 30 Tháng Tư, 1975.
Nhóm thiện nguyện viên của cô Thanh Tân. Từ trái: Bảo-Trâm Đỗ, Jefferey Vũ, Thanh Tân, Dede Trần. (H́nh: Whitney Rearick)
Cô Thanh Tân, nhà báo độc lập và cũng là một nhà làm phim ở Seattle, là một trong số người Mỹ gốc Việt ở tiểu bang Washington trong nhóm thiện nguyện đang t́m cách giúp lại những người cùng cảnh ngộ phải di tản khỏi Afghanistan, đă lập ra dự án “75 Viets for 75 Afghan Refugee Families Project.”
“Nhiều hơn số 75 người muốn bảo trợ th́ thật tuyệt vời”
Theo dự án này, nhóm của cô kêu gọi 75 gia đ́nh tại địa phương đón tiếp hay bảo trợ ngắn hạn 75 gia đ́nh người Afghanistan tị nạn, với hy vọng là khi giúp những người khác sẽ trả lại được phần nào sự trợ giúp chính họ hay gia đ́nh đă nhận được khi trước, lúc mới tới Mỹ.
“Nhưng nếu có nhiều hơn số 75 người muốn bảo trợ th́ thật tuyệt vời, v́ mong muốn của chúng tôi là giúp được nhiều người,” cô Thanh Tân nói với nhật báo Người Việt hôm 23 Tháng Tám.
Cô Thanh Tân cho biết: “Con số 75 là rất có ư nghĩa, v́ đó làm năm ḿnh mất nước. Cha mẹ tôi là thuyền nhân và đến năm 1978 mới có cơ hội vượt biên. Nhiều người Mỹ gốc Việt có cùng câu chuyện này, cùng kinh nghiệm này, những kinh nghiệm sống mà có lẽ ít người nào khác có thể hiểu được, như mất đất nước của ḿnh, như cảm thấy hụt hẫng, như cảm thấy bị bỏ rơi.”
Trang web của “75 Viets for 75 Afghan Refugee Families Project.” (H́nh: viets4afghans)
“Chúng tôi cảm thấy có bổn phận phải nhớ tới sự kiện lịch sử đó và nhắc nhở chính chúng ta rằng không phải tự nhiên mà ḿnh xuất hiện tại Mỹ và thế là xong. Phải có người giúp chúng ta đến nơi này và có người giúp chúng ta thích ứng với hoàn cảnh đời sống mới. Và cũng phải có người cho chúng ta cơ hội để có được ngày hôm nay,” cô nhấn mạnh.
Chính v́ vậy, h́nh ảnh về cuộc di tản ở phi trường Kabul là điều đau ḷng và cũng nhắc lại nhiều kỷ niệm cho cô Thanh Tân và nhóm thiện nguyện, v́ gia đ́nh họ đă phải rời khỏi Việt Nam đi tị nạn sau khi Sài G̣n thất thủ.
Anh Jefferey Vũ, một kỹ sư làm việc cho công ty Boeing, nói với KOMO News hôm Chủ Nhật, 22 Tháng Tám, lư do anh ghi danh t́nh nguyện trợ giúp nỗ lực này: “Gia đ́nh tôi đến Mỹ năm 1975, trong đợt người tị nạn đầu tiên.”
Anh nói anh t́nh nguyện đón tiếp một gia đ́nh và anh quyết định cho họ dùng căn chung cư của ḿnh, trong thời gian từ ba đến bảy ngày, và “hy vọng rằng trong thời gian đó sẽ có người khác cho tôi ở nhờ.”
Anh Jefferey Vũ giải thích lư do v́ sao anh làm điều này: “Người khác đă cho gia đ́nh chúng tôi một cơ hội. Tôi nghĩ rằng nay chúng tôi cũng nên cho đợt người mới tới này một cơ hội. Chúng tôi đă có thể đạt được nhiều điều và có đủ mọi cơ hội từ những trợ giúp khi trước. Tôi thật sự nghĩ rằng đây là lúc chúng tôi phải có hành động trợ giúp lại.”
Cô Thanh Tân. (H́nh: Whitney Rearick)
Cho ở tạm từ ba đến bảy ngày
Cô Thanh Tân cho biết, nhóm của cô đang làm việc với Sáng Kiến Y Tế Afghanistan (Afghan Health Initiative, AHI) và hợp tác để kết nối các gia đ́nh Việt Nam với các gia đ́nh tị nạn Afghanistan. Chúng tôi liên kết chặt chẽ và hỗ trợ năm cơ quan tái định cư chính ở Washington phối hợp tiếp nhận mọi sự đóng góp.
Cũng theo cô Tân, hiện nay tại tiểu bang Washington mỗi ngày có khoảng 100-150 người từ Afghanistan tới, nhưng những tháng sắp tới con số sẽ tăng lên, v́ hiện nay có rất nhiều người c̣n bị kẹt lại ở Afghanistan hoặc đă đi qua các nước khác mà chưa tới Mỹ.
“Tôi nghĩ chừng hai, ba tuần nữa thôi, sẽ có rất nhiều người tị nạn tới Mỹ và nơi họ tới nhiều nhất là tiểu bang Washington,” cô Tân nói.
“Nếu gia đ́nh ở ngoài Washington muốn giúp, chúng tôi sẵn sàng đón nhận,” cô Tân nói với nhật báo Người Việt. “Nếu ai có ḷng hảo tâm nhưng không có điều kiện mời gia đ́nh người Afghanistan đến nhà ở tạm, th́ cũng có thể giúp để trả tiền thuê AirBnB/khách sạn/nhà nghỉ cho người tị nạn Afghanistan.”
Cô cho biết: “Cho đến hôm nay đă có hơn 30 gia đ́nh người Mỹ gốc Việt ở Washington nhận lời bảo trợ cho những gia đ́nh Afghanistan tị nạn.”
Về t́nh h́nh đại dịch COVID-19 đang gia tăng hiện nay ở Mỹ, cô Thanh Tân cho biết nếu người tị nạn chưa chích ngừa mà muốn chích th́ nhóm của cô cũng có thể giúp, hướng dẫn để họ được chích ngừa.
“Chúng tôi rất muốn người Mỹ gốc Việt từng được giúp đỡ khi họ sang Mỹ định cư, th́ đây là cơ hội để họ có thể giúp cộng đồng Afghanistan,” cô nói. “Ba mẹ tôi là thuyền nhân. Tuy tôi sinh ra vài năm sau khi gia đ́nh tới Mỹ, nhưng từ nhỏ tôi vẫn nhớ lúc nào cộng đồng Việt cũng có người mới qua. Ba tôi đứng ra giúp họ học và thi lấy bằng lái xe, giúp họ thi quốc tịch… V́ vậy, bây giờ có thể giúp được ǵ, chúng tôi đều làm.”
Người di tản từ Afghanistan đến phi trường Washington Dulles International Airport, ở Chantilly, Virginia. (H́nh minh họa: AP Photo/Jose Luis Magana)
Nhóm của cô Thanh Tân đang t́m kiếm các gia đ́nh chủ nhà là người Mỹ gốc Việt để cho các gia đ́nh tị nạn Afghanistan ở tạm trong khoảng thời gian ba đến bảy ngày sau khi họ đến phi trường SeaTac.
Sau thời gian này sẽ có các cơ quan tái định cư sắp xếp nhà ở cho những gia đ́nh tị nạn này về lâu dài.
Tuy nhiên, chính phủ Hoa Kỳ chỉ có thể giúp cho các gia đ́nh tị nạn trong ṿng 90 ngày đầu tiên khi họ đặt chân đến Mỹ. Sau ba tháng này, những người tị nạn phải tự lo. Đó là lư do nhóm của cô Tân cũng như AHI đang kêu gọi mọi người giúp đỡ.
Riêng AHI đang gây quỹ $500,000 để có kinh phí giúp cho những người chưa thể tự lập sau ba tháng đầu tiên. [qd]
Những ai muốn hỗ trợ tài chính cho các nhu cầu trước mắt và trong tương lai, AHI chấp nhận trên trang web https://afghanhealth.org/donate. Nếu bạn sẵn sàng tài trợ trực tiếp cho một gia đ́nh người Afghanistan, có thể ghi danh và đợi cho đến khi được kết nối với gia đ́nh đó.
Để biết thêm chi tiết, có thể tham khảo ở các nơi dưới đây:
Email: viets4afghans@gmail. com
Website: viets4afghans.medium .com
Facebook: www.facebook.com/Viets4Afghans
Instagram: www.instagram.com/viets4afghans
Liên lạc: Thanh Tân, Uyên Nguyễn, Jefferey Vũ, Bảo-Trâm Đỗ, Dede Trần.