Mỹ-NATO tháo chạy trong thua lỗ, Trung-Nga gánh “khoản nợ khồng lồ” - VietBF
 
 
 

HOME

24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Online

Clips

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2021-2023


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Mỹ-NATO tháo chạy trong thua lỗ, Trung-Nga gánh “khoản nợ khồng lồ”

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố quyết định thực hiện kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 4, ông nhấn mạnh rằng, thay v́ tiếp tục cuộc chiến với Taliban, Mỹ phải tập trung vào những thách thức thời đại phù hợp hơn, bao gồm “một Trung Quốc ngày càng quyết đoán”. Sau khi Mỹ và các đồng minh rút quân, huyết mạch của Afghanistan với thế giới bên ngoài sẽ chạy qua Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan và một số nước láng giềng nhỏ hơn.


Lính thủy quân lục chiến Mỹ tại Afghanistan. Ảnh: Hải quân Mỹ

Afghanistan đă nhận được hàng trăm tỷ USD tiền viện trợ và hỗ trợ quân sự từ hàng chục quốc gia, đặc biệt là các thành viên NATO, trong suốt 20 năm qua. Nhưng điều này đột ngột chấm dứt khi Washington hoàn tất việc rút quân, các đại sứ quán nước ngoài tranh nhau di tản và Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước.

V́ vậy, theo tờ Foreign Policy, các đường huyết mạch của Afghanistan với thế giới bên ngoài giờ đây sẽ chạy qua Trung Quốc, Nga, Iran, Pakistan và một số nước láng giềng nhỏ hơn. Từ lâu, người ta đă cho rằng Trung Quốc, Nga, Iran và Pakistan muốn Mỹ và các đồng minh phương Tây rời khỏi Afghanistan. Nhưng thật ra, nỗi lo lắng của các nước láng giềng của Afghanistan về sự hiện diện của quân đội Mỹ đă phai nhạt từ lâu.

Nhưng Trung Quốc, Nga và các quốc gia khu vực khác không c̣n vui mừng trước những cơ hội được cho là “mở rộng cửa” sau khi Mỹ rút quân. Bởi thực tế là 20 năm qua đă dạy cho họ bài học rằng, Afghanistan là một món nợ chứ không phải là món hời.

Thất bại đối với thế giới phương Tây

Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố quyết định thực hiện kế hoạch rút quân khỏi Afghanistan vào tháng 4, ông nhấn mạnh rằng, thay v́ tiếp tục cuộc chiến với Taliban, Mỹ phải tập trung vào những thách thức thời đại phù hợp hơn, bao gồm “một Trung Quốc ngày càng quyết đoán”.

Với t́nh cảnh hiện nay của Afghanistan, ông chủ Nhà Trắng đang đối mặt với những chỉ trích gay gắt về quyết định của ḿnh. Những người chỉ trích cho rằng, việc rời khỏi Afghanistan là một tổn thất đối với Mỹ trong thời đại cạnh tranh giữa các cường quốc.

Tờ NPR gần đây đă cảnh báo, “Trung Quốc có thể sẽ chiếm được chỗ đứng trong khu vực” và xem đây là một trong 4 lư do tại sao Afghanistan dưới quyền kiểm soát của Taliban là điều khiến thế giới lo ngại. Julia Davis, nhà báo của tờ Daily Beast gọi là quyết định rút quân của Mỹ là “một viễn cảnh ly kỳ cho Điện Kremlin”. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng ḥa John Kennedy đă tiến thêm một bước nữa khi tuyên bố, “kẻ thù của chúng ta - Trung Quốc và Nga - đang cười măn nguyện”.

Người đứng đầu các vấn đề đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell mô tả việc Taliban tiếp quản là một "thất bại đối với thế giới phương Tây".

Viết trên tờ Atlantic, hai chuyên gia Richard Fontaine và Vance Serchuk cảnh báo rằng, “việc Mỹ rời Kabul cuối cùng có thể làm suy yếu, thay v́ củng cố bàn tay chiến lược của chống lại Trung Quốc”.

Thung lũng Mes Aynak, cách Kabul, thủ đô Afghanistan 40km về phía tây nam, nơi có nhiều tài nguyên khoáng sản. Ảnh: AP

Trung Quốc lo bất ổn, khủng bố

Một loạt các bài báo trích dẫn khả năng Trung Quốc sẽ được lợi rất nhiều sau khi Mỹ rút quân, nhất là việc tự tung tác khai thác mỏ khoáng sản khổng lồ của Afghanistan.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc hiện đang thèm thuồng ḍm ngó những quặng mỏ đất hiếm của quốc gia Trung Á. Bắc Kinh nhắm trọng tâm mỏ Mes Aynak của Afghanistan xem nó như một hố tiền. Từ năm 2008, hai công ty luyện kim quốc doanh của Trung Quốc đă thắng thầu khai thác đồng trong 30 năm tại mỏ đồng lớn nhất thế giới ở Mes Aynak, cách Kabul 40 km về phía đông nam.

Nhưng Bắc Kinh vẫn tập trung vào việc duy tŕ sự ổn định trong khu vực để ngăn những người ly khai Duy Ngô Nhĩ có được “đất dụng vơ”.

Trung Quốc đă sơ tán đại sứ quán của ḿnh khi Taliban lần đầu tiên lên nắm quyền vào năm 1996 và đă cố “quyến rũ” Taliban trước khi xảy ra vụ tấn công 11/9. Đại sứ Bắc Kinh tại Pakistan đă gặp người sáng lập Taliban Mullah Mohammad Omar vào tháng 11/2000.

Sau đó, như bây giờ, mối quan tâm chính của Bắc Kinh t́m kiếm sự đảm bảo từ Taliban để xoa dịu nỗi lo sợ quá mức về chủ nghĩa ly khai của người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Sau vụ 11/9, Trung Quốc công nhận chính phủ Afghanistan nhưng cũng chuẩn bị các bước sẵn sàng cho một “Tiểu vương quốc Taliban” được khôi phục.

Thay v́ hoàn toàn nắm lấy hoặc đẩy lùi Taliban, Bắc Kinh sẽ lựa chọn các mối quan hệ thân t́nh chớp nhoáng sao có lợi nhất cho họ. Như chuyên gia Yun Sun đă nhận xét gần đây, “Trung Quốc đă bị “đốt cháy” nặng nề với các khoản đầu tư trước đây ở Afghanistan và sẽ thận trọng trong tương lai”.

Các chuyên gia về an ninh quốc gia Trung Quốc tỏ ra nghi ngờ về khả năng kiểm soát an ninh của Taliban do hệ thống phân cấp lỏng lẻo và thiếu sự kiểm soát hoàn toàn đối với đất nước.

Theo các chuyên gia, Trung Quốc sẽ thấy rằng các mối đe dọa an ninh thực sự của họ trong khu vực không phải xuất phát từ người Duy Ngô Nhĩ mà từ t́nh trạng bất ổn ngày càng gia tăng bên trong "người bạn” Pakistan. Vào tháng 4, Tehrik-i-Taliban Pakistan (TTP) đă cho nổ một quả bom ô-tô tại khách sạn Serena ở Quetta, nơi đại sứ Trung Quốc đang ở.

Vào tháng 7, một vụ nổ xe buưt do TTP gây ra đă giết chết 4 công nhân Trung Quốc ở tỉnh Khyber Pakhtunkhwa của Pakistan. Bạo lực do phe ly khai Baloch và một TTP trỗi dậy đang gia tăng và đe dọa mối quan hệ song phương quan trọng nhất của Islamabad. Cụ thể hơn, nó đe dọa sự tiến bộ trong Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan, nơi đôi khi được coi là "dự án thí điểm" của Sáng kiến Vành đai-Con đường của Bắc Kinh.

Chiến thắng của Taliban càng cổ vũ thêm tinh thần cho các nhóm khủng bố như TTP, khiến Bắc Kinh càng lo ngại.

Một sĩ quan cảnh sát bán quân sự Trung Quốc đứng gác bên ngoài Đại sứ quán Afghanistan ở Bắc Kinh vào ngày 16/8. Ảnh: Getty

Nga coi Afghanistan là một nguy cơ

Tờ Foreign Policy cho rằng, giống như Trung Quốc, Nga xem Afghanistan là một nguy cơ cần phải giải quyết hơn là một cơ hội.

Nga coi Taliban là nguy cơ khủng bố và là mối đe dọa đối với sự ổn định ở Trung Á trong suốt thập kỷ đầu tiên của cuộc chiến do Mỹ dẫn đầu. Theo thời gian, họ bắt đầu coi Taliban như một bên môi giới quyền lực cần hợp tác, và sự trỗi dậy của IS ở Afghanistan chỉ càng khiến Moscow củng cố chiến lược này. Trong những tháng trước khi Mỹ rút quân, Moscow lo ngại nguy cơ bùng nổ nội chiến Afghanistan hơn là một Taliban đang trỗi dây mạnh mẽ.

Moscow đă dẫn đầu một cuộc đối thoại song song trong nội bộ Afghanistan trong vài năm qua và duy tŕ mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với Taliban. Nga cũng ḱm hăm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Á, dẫn đến việc đóng cửa trung tâm trung chuyển quân sự của Mỹ ở Manas, Kyrgyzstan, vào năm 2014.

Moscow đă gặt hái được nhiều lợi ích từ vũng lầy của Mỹ ở Afghanistan. Nhưng việc Washington rút quân và chiến thắng của Taliban ở Afghanistan chỉ càng tăng thêm rủi ro cho Moscow. Rơ ràng là Moscow hiểu rơ nguy cơ này. V́ vậy, từ ngày 5 đến 10-8, Moscow sử dụng máy bay cường kích SU-25, với năng lực tấn công các mục tiêu mặt đất, tham gia các cuộc tập trận ở Tajikistan và Uzbekistan. Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng Nga Sergei Shoigu bày tỏ hy vọng Taliban sẽ giữ thỏa thuận không cực đoan khủng bố nhưng nhấn mạnh, Nga có thể sử dụng căn cứ của ḿnh ở Tajikistan để đáp trả các mối đe dọa.

Việc Mỹ rời Afghanistan sẽ có những tác động trái chiều đối với sự cạnh tranh ngày càng tăng của Washington với Bắc Kinh trong khu vực. Nhưng ở lại cũng vậy.

Rất ít quốc gia được lợi trong ván bài Afghanistan này. Trung Quốc và Nga chắc chắn không và thật là sai lầm khi xem việc Mỹ rút quân và Taliban nắm quyền qua lăng kính của sự cạnh tranh giữa các cường quốc./.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 08-24-2021
Reputation: 369524


Profile:
Join Date: Jan 2008
Posts: 145,443
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	1.jpg
Views:	0
Size:	179.1 KB
ID:	1854648
Attached Files
File Type: webp 1.webp (91.4 KB, 0 Downloads)
File Type: webp 2.webp (135.1 KB, 0 Downloads)
vuitoichat_is_offline
Thanks: 11
Thanked 13,676 Times in 10,930 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 43 Post(s)
Rep Power: 181 vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC9

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 20:04.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04836 seconds with 14 queries