Tiến sĩ Scott Gottlieb, một cựu quan chức Cục Quản lư Thực và Dược phẩm Mỹ (FDA), cho rằng đợt bùng phát do Delta gây ra hiện nay sẽ là "làn sóng Covid-19" cuối cùng ở Mỹ.
Cựu quan chức Cơ quan Quản lư Thực và Dược phẩm Mỹ (FDA) Scott Gottlieb (Ảnh: CNA).
"Tôi không nghĩ Covid-19 sẽ bùng phát suốt cả mùa thu và mùa đông. Tôi cho rằng đây là làn sóng cuối cùng, với giả định rằng không có biến chủng nào có khả năng né miễn dịch nhờ vắc xin hoặc do đă hồi phục Covid-19", ông Gottlieb nói. Theo ông, đây có thể là làn sóng chủ yếu ảnh hưởng đến những người chần chừ tiêm chủng.
Theo ông Gottlieb, người Mỹ c̣n phải thực hiện các biện pháp pḥng dịch trong vài tháng nữa, đặc biệt ở các bang miền bắc khi các ca bệnh tại các bang miền nam trên đà đạt đỉnh trước khi số ca nhiễm bắt đầu giảm xuống.
"Tôi nghĩ đây sẽ là một giai đoạn khó khăn", ông Gottlieb nói, song đồng thời nhấn mạnh rằng bản chất lây lan của biến chủng Delta và tỷ lệ tiêm chủng vắc xin gia tăng có thể làm thay đổi làn sóng lây nhiễm. "Chúng ta sắp đạt đến ngưỡng mà gần như toàn bộ người dân có miễn dịch với virus thông qua vắc xin hoặc do đă mắc Covid-19 trước đó", cựu ủy viên FDA nói.
Mỹ đang chứng kiến một đợt bùng phát Covid-19 mới. Sự xuất hiện của Delta khiến số ca nhiễm tăng mạnh. Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, số ca nhiễm trung b́nh 7 ngày qua ở Mỹ là hơn 108.000 ca/ngày, tăng 36% so với tuần trước đó.
T́nh h́nh dịch bệnh ở đặc biệt quan ngại ở các bang miền nam có tỷ lệ tiêm vắc xin thấp như Florida, Georgia, Alabama, Mississippi, North Carolina, South Carolina, Tennessee, và Kentucky. Các bang này chiếm đến 41% số ca nhập viện mới ở Mỹ.
Số ca nhiễm tăng mạnh trùng với thời điểm học sinh quay trở lại trường. Do vậy, ông Gottlieb cảnh báo, các trường học ở Mỹ cần bắt đầu năm học mới với các biện pháp pḥng dịch nghiêm ngặt hơn như quy định đeo khẩu trang, xét nghiệm, giăn cách. Trước đó, Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng khuyến cáo người dân kể cả đă tiêm chủng vắc xin nên đeo khẩu trang trở lại ở nơi công cộng, đặc biệt trong các không gian kín, đông người. Theo CDC Mỹ, người đă tiêm chủng vẫn có thể nhiễm virus và vẫn có thể lây bệnh cho người khác mặc dù nguy cơ thấp hơn so với người chưa tiêm chủng.
Đến nay, Mỹ đă tiêm chủng đầy đủ cho khoảng 50% dân số, trong đó hơn 70% dân số trưởng thành đă được tiêm chủng ít nhất một liều vắc xin ngừa Covid-19. Trong khi một số bang đă đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, tỷ lệ tiêm chủng ở một số bang khác vẫn c̣n thấp do một bộ phận người dân chần chừ tiêm chủng.
FDA được cho là đang cân nhắc cấp phép hoàn toàn cho vắc xin của Pfizer trong vài tuần tới. Các vắc xin đang dùng ở Mỹ chỉ mới được cấp phép sử dụng khẩn cấp, đó có thể là một phần lư do khiến một số người c̣n tâm lư e dè tiêm chủng.
VietBF@sưu tập